Quy đi ̣nh về kiểm soát hợp đồng gia nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 55 - 61)

Trọng tâm của việc điều chỉnh hợp đồng gia nhập là kiểm soát nội dung các điều khoản của hợp đồng gia nhập cũng như kiểm soát việc áp dụng chúng trong giao dịch với người tiêu dùng nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng, nhất là của bên ở vị trí thế yếu, phù hợp với các nguyên tắc của Luật hợp đồng truyền thống. Trong pháp luật Việt

Nam hiện hành , nhà làm luật đã đưa ra cơ chế kiểm soát hợp đồng gia nhập

bằng viê ̣c ấn định các điều khoản tối thiểu của hợp đồng gia nhập và quy định kiểm soát hợp đồng gia nhập thông qua cơ chế phê duyệt hay ban hành hợp đồng mẫu tiêu chuẩn để nhà kinh doanh chuyên nghiệp áp dụng. Ví dụ như:

Điều 13 Luâ ̣t kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy đi ̣nh về những nội dung (điều khoản) phải có trong hợp đồng bảo hiểm, bao gồm: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; b) Đối tượng bảo hiểm; c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e)

Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; i) Các quy định giải quyết tranh chấp; k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. Trong đó, riêng với điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, theo quy định tại Điều 16: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng”; điều khoản này sẽ không được áp dụng trong trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Xuất phát từ vị trí yếu thế của người mua bảo hiểm, tính phức tạp và khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm, và để tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm tìm cách “chèn ép” khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn cũng như hạn chế sự vi phạm nguyên tắc tự do khế ước trong giao dịch, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định rõ: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản; bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định (Điều 14).

Tương tự như các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật điện lực năm 2004 cũng quy định hình thức của hợp đồng mua bán điện có thời hạn phải thể hiện bằng văn bản và ấn định những điều khoản phải có trong hợp đồng mua bán điện có thời hạn, bao gồm: “1. Chủ thể hợp đồng; 2. Mục đích sử dụng; 3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ; 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 5. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán; 6. Điều kiện chấm dứt hợp đồng; 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 8. Thời hạn của hợp đồng; 9. Các nội dung khác do hai bên thoả thuận” (Điều 22).

Ngoài việc ấn định các điều kiện tối thiểu trong hợp đồng gia nhập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng

trong những lĩnh vực đặc thù như trên, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh trong việc đưa ra các điều khoản tiêu chuẩn của hợp đồng và vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát nội dung các điều khoản đó. Ví dụ như quy định tại Điều

120, 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm , theo đó Bộ Tài chính là cơ quan Nhà

nước có trách nhiệm kiểm soát nội dung hợp đồng bảo hiểm bằng việc ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm; quy định tại Điều 25 Luật Viễn thông năm 2009 về cung cấp dịch vụ viễn thông, theo đó việc cung cấp dịch vụ viễn thông được thực hiện trực tiếp hoặc bán lại dịch vụ trên cơ sở hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông; Doanh nghiệp viễn thông phải đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Có thể thấy, cơ chế kiểm soát hợp đồng gia nhâ ̣p đã phần nào được thiết lâ ̣p song chưa đầy đủ trong hê ̣ thống các văn bản pháp luâ ̣t về bảo vê ̣ quyền lợi người tiêu dùng. Kiểm soát hợp đồng gia nhâ ̣p không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát nội dung các điều khoản trong hợp đồng gia nhâ ̣p mà còn kiểm tra viê ̣c áp dụng chúng trong giao dịch với người tiêu dùng. Bởi vâ ̣y, pháp luật các nước thường đưa ra đi ̣nh nghĩa và nêu danh mục các điều khoản được coi là lạm dụng, thiếu thiện chí hay bất bình đẳng trong hợp đồng gia nhập; quy định vai trò và thẩm quyền của cơ quan kiểm soát hợp đồng gia nhập để hạn chế sự vi phạm của nhà kinh doanh, bảo vệ quyền tự do hợp đồng của người tiêu dùng. Chỉ thị 93/13/EEC ngày 5/4/1993 của Hội đồng Châu Âu về các điều khoản không công bằng trong hơ ̣p đồng với người tiêu dùng và Đạo luật quy định về hợp đồng gia nhập năm

1992 (sử a đổi, bổ sung năm 2004) của Hàn Quốc là những ví dụ tiêu biểu.

Với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ hợp đồng với nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, Chỉ thị 93/13/EEC ngày 5/4/1993 của

Hội đồng Châu Âu đã có định nghĩa thống nhất về các điều khoản không công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng, theo đó mọi điều khoản hợp đồng được đưa ra mà không có sự thương lượng giữa các bên sẽ bị coi là không công bằng nếu chúng đi ngược với nguyên tắc thiện chí, tạo nên sự mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng, gây bất lợi cho người tiêu dùng (khoản 1 Điều 3).

Trên cơ sở đó , Chỉ thị 93 cũng xác định rõ danh mục các điều khoản không công bằng bị cấm trong phần phụ lục, hầu hết là các điều khoản giành cho nhà cung cấp những ưu tiên “phi lý” mà không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Ví dụ: quy định loại trừ hay hạn chế trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp khi hành động hay thiếu sót nào đó của họ gây nên những rủi ro (tử vong, thương tích) cho người tiêu dùng; quy định cho nhà cung cấp được giữ lại tiền của người tiêu dùng khi không ký kết, không thực hiện hợp đồng mà không cho người tiêu dùng quyền được bồi thường một khoản tiền tương ứng; quy định cho nhà cung cấp có quyền đơn phương quyết định thời hạn, nội dung các điều khoản của hợp đồng mà không có lý do chính đáng như: đơn phương chấm dứt hay gia hạn hợp đồng, thay đổi các điều khoản hợp đồng, thay đổi đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ được cung cấp, tăng giá bất hợp lý tại thời điểm giao hàng hoá hay cung cấp dịch vụ…; buộc người tiêu dùng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng ngay cả khi nhà cung cấp không thực hiện nghĩa vụ của họ; quy định cho người tiêu dùng có nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp pháp luật quy định nghĩa vụ đó thuộc trách nhiệm của nhà cung cấp….

Như vậy, các điều khoản “không công bằng” theo Chỉ thị 93 chính là các điều khoản tạo nên sự bất bình đẳng một cách rõ ràng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, bởi thế mục đích của việc điều chỉnh là thiết lập lại trật tự cho các bên bằng cách làm mất hiệu lực các điều khoản không công bằng và

tiếp tục duy trì hợp đồng mà không có các điều khoản đó. Việc công nhận điều khoản hợp đồng vô hiệu nhìn chung không kéo theo sự vô hiệu toàn bộ hợp đồng. Chỉ thị 93 không quy định cụ thể vấn đề kiểm tra việc áp dụng các điều khoản hợp đồng mà tập trung vào việc kiểm tra nội dung các điều khoản đó. Danh mục 17 điều khoản được coi là không công bằng trong hợp đồng có sự tham gia của người tiêu dùng là cơ sở pháp lý để các quốc gia thành viên tham khảo và chuyển hoá trực tiếp thành Luật quốc gia. Trên thực tế, Pháp, Đức, Anh và nhiều quốc gia khác trong Liên minh Châu Âu (EU) đã sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với quy định của Chỉ thị 93 để áp dụng thống nhất trong phạm vi quốc gia mình.

Ngoài chỉ thị 93/13/EEC ngày 5/4/1993 của Hội đồng Châu Âu , có thể kể đến Đa ̣o luâ ̣t quy đi ̣nh về hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p của Hàn Quốc . Với 5 chương và 34 điều, Đa ̣o luâ ̣t này đã quy đi ̣nh mô ̣t cách tương đối đầy đủ và hợp lý để kiểm soát có hiê ̣u quả hợp đồng gia nhâ ̣p trong giao di ̣ch với ngư ời tiêu dùng . Khác với các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), Hàn Quốc tiếp cận và quy định trực tiếp các vấn đề liên quan đến hợp đồng gia nhập, chứ không đơn thuần chỉ điều chỉnh nội dung các điều khoản chuẩn của hợp đồng.

Tương tự Chỉ thị 93, Đạo luật quy định về hợp đồng gia nhập Hàn Quốc cũng quy định một nguyên tắc chung, đó là bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng gia nhập bị coi là không công bằng hoặc trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực đều là những điều khoản vô hiệu. Tuy nhiên, Đa ̣o luâ ̣t còn chỉ

ra rõ hơn, theo đó đ iều khoản không công bằng ở đây được hiểu là các điều

khoản: (a) gây bất lợi cho khách hàng; (b) các khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết chúng trong những hoàn cảnh khác nhau nên có thể không cân nhắc đến hoặc (c) hạn chế những quyền lợi thiết yếu theo nội dung hợp đồng, khiến mục đích của hợp đồng khó đạt được (Điều 6). Trên cơ sở đó, Đạo luật cũng chỉ ra một danh mục cụ thể các điều khoản không công

bằng trong hợp đồng gia nhập như: điều khoản cấm khách hàng khởi kiện ra Toà án hoặc yêu cầu khách hàng đồng ý với một phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể mà không có lý do chính đáng; giới hạn quyền của khách hàng được tham gia hợp đồng với bên thứ ba hoặc cho phép doanh nghiệp được tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng mà không có lý do chính đáng….

Tuy nhiên , điểm đáng chú ý trong Đa ̣o luâ ̣t quy định về hợp đồng gia nhập Hàn Quốc là n goài việc kiểm soát nội dung các điều khoản trong hợp đồng gia nhập, Đạo luật này cũng đã quy định về cơ quan có thẩm quyền kiểm soát hợp đồng gia nhập cũng như trình tự, thủ tục điều tra, xem xét lại các hợp đồng gia nhập tại Chương III. Theo đó, Uỷ ban thương mại công bằng (Fair Trade Commission - FTC) là cơ quan có thẩm quyền kiểm soát hợp đồng gia nhập thông qua yêu cầu doanh nghiệp áp dụng phương thức thích hợp để sửa đổi hợp đồng gia nhập (xoá bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản không công bằng). Về trình tự , thủ tục , người có quyền đề nghị Uỷ ban thương mại công bằng xem xét hoặc mở cuộc điều tra để xác định hợp đồng gia nhập vi phạm các quy định của Đạo luật, bao gồm: cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm theo các điều khoản trong hợp đồng gia nhập; các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thành lập theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng và các Hiệp hội thương mại. Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng còn có quyền đề nghị Uỷ ban thiết lập nên hợp đồng gia nhập được sử dụng như một mẫu tiêu chuẩn trong những lĩnh vực thương mại cụ thể, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chúng và thường xuyên xem xét các nguy cơ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Điều 19-2). Bên cạnh đó , nhằm răn đe những đối tượng cố tình đưa các điều khoản không công bằng vào hợp đồng gia nhập, Điều 32 quy định cá nhân thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu hình phạt tù đến 2 năm hoặc bị phạt tiền đến 100 triệu Won.

Như vậy, ngoài các quy phạm nội dung, Đạo luật quy định về hợp đồng gia nhập Hàn Quốc cũng có các quy định tương đối đầy đủ về thủ tục điều tra, xem xét lại hợp đồng gia nhập và trao quyền kiểm soát việc áp dụng hợp đồng gia nhập cho Uỷ ban thương mại công bằng (FTC). Uỷ ban này cũng có trách nhiệm chuẩn bị và liệt kê danh sách hợp đồng gia nhập và các điều khoản trong hợp đồng mà trong quá trình xem xét lại, Uỷ ban nhận thấy chúng vi phạm các quy định của Đạo luật và công khai danh sách đó nếu cần. Việc đưa ra nguyên tắc chung về hợp đồng gia nhập và các điều khoản không công bằng cũng như công khai danh sách các hợp đồng vi phạm rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập. Bởi nó đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa các quy định của Đạo luật quy định về hợp đồng gia nhập Hàn Quốc trong thực tiễn, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng trong mọi trường hợp, kể cả khi hợp đồng gia nhập có các điều khoản gây bất lợi đáng kể cho người tiêu dùng nằm ngoài các điều khoản đã được liệt kê trong Đạo luật. Các quy định này rất nên được tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiê ̣n các quy định về hợp đồng gia nhập trong Luâ ̣t bảo vê ̣ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 55 - 61)