Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 50 - 51)

Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập không tách rời các quyền và nghĩa vụ chung của người tiêu dùng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tại Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 được coi là văn bản pháp lý chính thức quy định các quyền cơ bản của người tiêu dùng làm tiền đề cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập. Theo quy định tại Chương II Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có các quyền sau: (i) quyền lựa cho ̣n hàng hóa, dịch vụ; (ii) quyền đươ ̣c cung cấp các thông tin trung t hực; (iii) quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiê ̣t ha ̣i, (iv) quyền đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (v) quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và các hàng hoá, dịch vụ khác đã đăng ký, công bố; (vi) quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quyền này về cơ bản phù hợp với 8 quyền mà Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước thừa nhận, chính thức ghi nhận trong Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng. Một điểm đáng chú ý là Pháp lệnh rất coi trọng quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ và quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng (Điều 8) bởi thực tiễn cho thấy đây là hai quyền thường bị xâm phạm nhiều nhất khi người tiêu dùng gia nhập hợp đồng. Trên cơ sở các quy đi ̣nh về quyền của người tiêu dùng trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mô ̣t số văn bản pháp luâ ̣t điều chỉnh về hợp đồng gia nhâ ̣p trong từng lĩnh vực cụ thể còn quy đi ̣nh người tiêu dùng có quyền bảo lưu hay quyền thỏa thuâ ̣n la ̣i các điều khoản trong hợp

đồng gia nhâ ̣p . Ví dụ Luật kinh doanh bảo hiểm quy đi ̣nh bên mua bảo hiểm vẫn có quyền được thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện và điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm; mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản (Điều 25).

Về nghĩa vụ , người tiêu dùng khi gia nhâ ̣p hợp đồng với nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhìn chung phải tuân thủ các các điều kiê ̣n , điều khoản hơ ̣p đồng đã ký kết . Ví dụ như điều khoản hợp đồng về việc cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm và chịu trách nhiệm về t ính chính xác , trung thực về thông tin đã cung cấp . Hơn nữa, thông qua hợp đồng , hàng hóa , dịch vụ được trao đổi , mua bán nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng . Vì thế, người tiêu dùng còn có trách nh iê ̣m tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ; thực hiện đúng hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; không được tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng; có trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Như vâ ̣y , pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập trong khuôn khổ các quy định về quyền và nghĩa vụ chung nhất của người tiêu dùng khi thực hiện mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 50 - 51)