Tính tất yếu của vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 33 - 40)

ngừa những rủi ro nhận thức của các bên trong việc giải thích hợp đồng, nhất là những hợp đồng mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển thường lệ bằng đường hàng không… khi đối tượng khách hàng là người tiêu dùng vốn rất khác nhau về trình độ, hiểu biết và văn hóa.

Tóm lại , viê ̣c áp dụng hợp đồng gia nhâ ̣p là nhu cầu thực tiễn để “hợp lý hóa bán hàng” trong nền kinh tế thị trường . Vấn đề pháp lý được đă ̣t ra là cơ chế kiểm soát hợp đồng gia nhâ ̣p nhằm bảo vê ̣ có hiê ̣u quả quyền lợi của người tiêu dùng khi gia nhâ ̣p hợp đồng .

1.2.2. Tính tất yếu của vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập đồng gia nhập

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập là một yêu cầu khách quan và mang tính tất yếu bởi những lý do sau:

Trong hợp đồng gia nhập, giữa bên soạn thảo và bên gia nhập rõ ràng có vị thế không bình đẳng với nhau. Bất cân xứng về thông tin là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng. Trên thị trường, thông tin luôn đóng vai trò quan trọng, bởi nhờ có các thông tin được cung cấp, các bên có thể đánh giá, dự đoán rủi ro, lợi ích và sự công bằng khi tham gia giao dịch với đối tác của mình. Là người sản xuất , đồng thời cũng là kênh phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng , cùng với sự chuyên nghiệp và năng lực tài chính, nhà kinh doanh là bên có nhiều thông tin nhất về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp , đồng thời cũng là bên có khả năng vận dụng thông tin có lợi nhất trong việc kiểm soát ý chí của người tiêu dùng. Hiện tượng dòng thông tin không cân bằng vì vậy đã làm “cán cân” lợi ích và thế mạnh nghiêng về nhà kinh doanh, đẩy người tiêu dùng vào vị thế bất lợi hơn. Trong khi đó, theo nguyên tắc tự do ý chí, hợp đồng là nơi gặp gỡ của ý chí

và ý chí đích thực là yếu tố cơ bản và không thể thiếu để hình thành nên hợp đồng; bởi thế dù các bên có vị thế không bình đẳng với nhau về khả năng đàm phán, thương lượng hợp đồng, thậm chí không có sự thương lượng giữa các bên trong hợp đồng gia nhập, song đây vẫn được coi là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng. Khi đóng vai trò là bên gia nhập hợp đồng, người tiêu dùng phải chấp nhận toàn bộ các điều kiện và điều khoản do nhà kinh doanh chuyên nghiệp đưa ra, tức là hợp đồng gia nhập vẫn là nội dung của ý chí của người tiêu dùng kể cả khi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Người tiêu dùng bị ràng buộc bởi những gì mình đã “thoả thuận”, bởi vậy vô hình chung ý chí của nhà kinh doanh trở thành luật chơi chung trong các giao dịch, nguyên tắc tự do hợp đồng trở thành tự do độc quyền áp đặt ý chí.

Sự xuất hiện của hợp đồng gia nhập không chỉ thay đổi hình thức truyền thống mà còn mang đến thách thức cho nguyên tắc tự do hợp đồng, vì trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất xã hội và tiêu dùng đều ở quy mô lớn, bên cạnh các doanh nghiệp có thực lực hùng hậu như các tập đoàn đa quốc gia là quảng đại người tiêu dùng ngày càng đông hơn, cho dù họ thành lập hợp đồng về mặt hình thức là bình đẳng với nhau thì thực chất năng lực đàm phán không bình đẳng. Sự phổ biến của hợp đồng gia nhập trong đời sống kinh tế còn được nhiều học giả ví như “xu hướng rời bỏ hợp đồng để quay lại với quy chế” hay là một biểu hiện của “quá trình xã hội hoá luật dân sự”, quá trình thu hẹp phạm vi hợp đồng cá nhân bằng cách thay thế vào đó hợp đồng mang tính tập thể [27]. Nói cách khác sự xuất hiện của hợp đồng gia nhập cho thấy một hạn chế của nguyên tắc tự do ý chí. Tự do ý chí là tự do có giới hạn vì nếu để các bên tự do vô hạn thì hợp đồng sẽ trở thành phương tiện để kẻ giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội [26]. Điều này được minh chứng rất rõ trong hợp đồng gia nhập hầu như không có sự hoà hợp ý chí của các bên bởi trước một bên có

sức mạnh kinh tế, người tiêu dùng là bên yếu thế, thiếu tính chuyên nghiệp và ít khả năng lựa chọn hơn, tự do ý chí chỉ còn mang ý nghĩa là sự áp đặt ý chí của một bên đối với bên kia, ngăn cản việc hình thành ý chí đích thực trong giao kết hợp đồng. Trong mối quan hệ giữa một bên yếu và một bên mạnh, ý chí sẽ tạo ra sự lệ thuộc còn pháp luật là phương tiện để giải phóng họ [5], bởi vậy để tăng cường sự an toàn cho các giao dịch và duy trì sự công bằng của Luật hợp đồng, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, xu thế phát triển quan trọng của Luật hợp đồng là tăng cường quản lý tự do hợp đồng. Đây là tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất để Nhà nước can thiệp vào quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc tự do ý chí đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự và xa hơn là đảm bảo tính công bằng và đúng đắn của pháp luật của một nền pháp chế văn minh.

Hợp đồng gia nhập đang có xu hướng ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống kinh tế bởi những ưu điểm như sự đơn giản, thuận tiện cho các bên khi ký kết hợp đồng, làm giảm đáng kể chi phí giao dịch. Việc điều chỉnh hợp đồng gia nhập bằng các quy định pháp luật đặc thù có thể không được đặt ra nếu như các điều khoản của nó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế là nhà kinh doanh với sức mạnh kinh tế và tính chuyên nghiệp luôn nắm ưu thế trong việc thuyết phục người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ theo những điều kiện mà họ đặt ra cũng như nắm ưu thế trong việc đàm phán, thương lượng các điều khoản hợp đồng. Là bên soạn thảo hợp đồng, rõ ràng nhà kinh doanh hoàn toàn có thể “lợi dụng” nguyên tắc tự do ý chí để có được những lợi thế khi ký kết hợp đồng, đặt người tiêu dùng ở vị thế yếu hơn. Hợp đồng gia nhập bởi vậy có nhiều bất lợi cho người tiêu dùng và cần đến sự can thiệp của công quyền nhằm chống lại nguy cơ hình thành và áp dụng các điều khoản hợp đồng không công bằng hoặc không thiện chí.

Trên thực tế, văn bản hợp đồng gia nhập rất ít được người ta đọc bởi nhiều lý do khác nhau. Một là, các điều khoản dựng sẵn thường dài dòng, in chữ nhỏ và được viết bằng ngôn ngữ pháp lý phức tạp, thậm chí là khó hiểu, cần nhiều thời gian để đọc và nghiên cứu. Hơn thế nữa, người tiêu dùng hầu như không có khả năng tìm kiếm được những thông tin hữu ích trong các điều khoản hợp đồng như vậy, và nếu có vấn đề gì cần mặc cả thì người tiêu dùng cũng không có cơ hội bởi chúng được dựng lên trên cơ sở “chọn nó hoặc từ bỏ nó” (take it or leave it). Ví dụ như các điều khoản vận chuyển thường lệ bằng đường hàng không được in với cỡ chữ rất nhỏ trên vé máy bay hay danh mục các điều khoản sử dụng dịch vụ của một website trên mạng. Hai là, việc đọc các điều khoản mẫu tiêu chuẩn đôi khi cũng trở nên khó khăn khi các tài liệu được đem ra ký kết thông thường không phải là một bản hợp đồng đầy đủ bởi các điều khoản có thể nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau hoặc chỉ công khai sau khi người tiêu dùng đã ký kết hợp đồng (ví dụ như thoả thuận cấp phép phần mềm). Ngày nay, mặc dù pháp luật đã quy định rõ là toàn bộ các điều khoản có liên quan trong hợp đồng gia nhập phải được công khai hoá thì hợp đồng mới có hiệu lực sau khi ký kết, nhưng khả năng đó hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế. Một lý do nữa khiến cho người tiêu dùng ít có cơ hội được đọc hay đàm phán các điều khoản trước khi tham gia quan hệ hợp đồng đó là khi người tiêu dùng bị đặt trong tình trạng buộc phải nhanh chóng ký kết hợp đồng mà không có khả năng lựa chọn nào khác. Thông thường hợp đồng gia nhập sẽ được ký kết tại thời điểm hai bên đã thoả thuận được những điều khoản chính và được coi là quan trọng nhất của hợp đồng như giá cả và chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Nhà kinh doanh có thể cho rằng sẽ là không hợp lý nếu khách hàng muốn thoả thuận các điều khoản còn lại hoặc lãng phí thời gian để đọc chúng. Ví dụ như việc dừng lại để đọc các điều khoản hợp đồng mẫu tiêu chuẩn được in trong một tấm vé gửi xe được phân phát cho những

người lái đang xếp hàng vào nhà xe sẽ tốn nhiều thời gian, trong khi có rất nhiều người xung quanh đang chờ đợi đến lượt mình. Sự nhượng bộ của nhà kinh doanh khi ký kết hợp đồng, nếu có, được xem như sự thiện chí mà mà khách hàng buộc phải “trả lời” bằng cách hợp tác và kết thúc giao dịch [36].

Việc độc quyền sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu tước bỏ cơ hội được đàm phán các điều khoản của hợp đồng của người tiêu dùng, bởi với những loại hàng hoá, dịch vụ mang tính thiết yếu như điện, nước…. người tiêu dùng hoàn toàn không thể có lựa chọn nào khác và hầu như chấp nhận mọi điều khoản được nhà kinh doanh chuyên nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là các điều khoản dựng sẵn cũng không có ý nghĩa nhiều với người tiêu dùng bởi như trên đã nói, điều khoản hợp đồng được coi là quan trọng nhất là giá cả và chất lượng hàng hoá, dịch vụ lại thường được thoả thuận trước khi hợp đồng gia nhập được ký kết. Những điều khoản khác có liên quan như quy định về sự kiện bất khả kháng hay đề cập đến các quy chế cụ thể, các nguyên tắc pháp lý mang tính khuôn mẫu dường như không quan trọng đối với người tiêu dùng. Đây cũng là lý do khiến cho các điều khoản này ngày càng ít được đọc hoặc có thể bị bỏ qua ngay cả khi họ có đọc chúng và cũng là lý do để nhà kinh doanh không đưa ra các điều khoản hợp đồng có lợi nhất và công bằng cho người tiêu dùng, kể cả trong thị trường có sự cạnh tranh. Hợp đồng mẫu tiêu chuẩn đôi khi không được khách hàng quan tâm bằng uy tín, danh tiếng của nhà kinh doanh chuyên nghiệp trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm trên thị trường tiêu dùng. Thêm vào đó, nhà kinh doanh khi soạn thảo hợp đồng gia nhập cho rằng lợi ích từ việc soạn thảo các điều khoản hợp đồng không nhất thiết phải đảm bảo tính cạnh tranh về nội dung các điều khoản mà chủ yếu là để giới hạn trách nhiệm của nhà kinh doanh. Đôi khi hợp đồng gia nhập còn được soạn thảo bởi một hiệp hội nghề nghiệp và được cung cấp cho

các thành viên trong hiệp hội để tăng tính thống nhất của hợp đồng, làm giảm khả năng lựa chọn, đàm phán hợp đồng của người tiêu dùng.

Như vậy, bởi có vị thế yếu hơn trên nhiều phương diện, người tiêu dùng hầu như không có cơ hội thương lượng các điều khoản của hợp đồng gia nhập. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong quan hệ hợp đồng với nhà kinh doanh chuyên nghiệp chính là bảo vệ quyền được bình đẳng khi ký kết hợp đồng và quyền giao dịch trung thực của người tiêu dùng. Vấn đề này được đặt ra cũng xuất phát từ thực tiễn của công tác bảo vệ người tiêu dùng nói chung, theo đó người tiêu dùng thường gặp bốn vấn đề (hay bốn yếu thế) cơ bản sau:

- Yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ mua bán, trao đổi (vấn đề thông tin bất cân xứng). PGS.TS Phạm Duy Nghĩa nhận xét “….thông tin bất cân xứng ngày càng trở thành một lĩnh vực cần được quan tâm, đặc biệt trong những hợp đồng giữa thương nhân và người tiêu dùng” [20]. Người tiêu dùng do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng như do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường không hiểu được đầy đủ tính năng, công dụng, chất lượng, các rủi ro liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Trong giao dịch với nhà kinh doanh chuyên nghiệp, người tiêu dùng còn có thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được thông tin về giá cả của các loại hàng hoá, dịch vụ tương tự, các thông tin về chất lượng dịch vụ, hậu mãi….

- Yếu thế trong việc đàm phán, thiết lập hợp đồng, giao dịch khi quan hệ với nhà kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường.

- Yếu thế về khả năng chi phối giá cả, các điều kiện kinh doanh, giao dịch trên thị trường, nhất là trong các thị trường mà chỉ có một số ít doanh nghiệp chi phối, chiếm lĩnh.

- Yếu thế về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm: Do tiềm lực tài chính có hạn, khi xảy ra các rủi ro phát sinh trong quá trình tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ rất khó khăn khi phải tự mình trang trải các chi phí khắc phục những rủi ro. Trong khi đó, nếu gánh nặng chi phí ngăn ngừa, gánh chịu rủi ro ấy được chuyển sang cho nhà kinh doanh chuyên nghiệp thì khả năng trang trải các chi phí này thường là tốt hơn.

Khi có quan hệ với nhà kinh doanh, rõ ràng người tiêu dùng ở vị thế tương đối yếu, phân tán, sức tập hợp kém, phần lớn không có khả năng, tiềm lực về kinh tế để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình. Các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng bởi vậy phải tính đến việc khắc phục bốn yếu thế nói trên của người tiêu dùng. Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi họ không có cơ hội được đàm phán, thương lượng nội dung của hợp đồng cần được điều chỉnh bằng một chế định đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng trong quan hệ hợp đồng với một bên là nhà kinh doanh chuyên nghiệp, đảm bảo tự do hợp đồng trong khuôn khổ của pháp luật, khắc phục khiếm khuyết của tự do ý chí trong Luật hợp đồng truyền thống.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 33 - 40)