Thực trạng các quy định về quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay. ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 66)

2.1 .Thực trạng các qui định pháp luật bảo hiểm xã hội

2.1.1 .Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.4. Thực trạng các quy định về quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ dùng để chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất cho NLĐ và thân nhân của họ. Quỹ BHTN được

tách riêng thành quỹ độc lập với quỹ BHXH bắt buộc. Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành nên do sự đóng góp của NLĐ.

Quỹ BHXH bắt buộc được phân bổ thành 3 loại quỹ: quỹ ốm đau – thai sản, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí – tử tuất; trong đó NLĐ có trách nhiệm đóng vào quỹ hưu trí – tử tuất với mức đóng 5% (từ năm 2010, cứ hai năm một lần tăng mức đóng 1% cho đến khi đạt mức đóng 8%); NSDLĐ có nghĩa vụ đóng góp vào 3 loại quỹ: trong đó 3% vào quỹ ốm đau – thai sản, quỹ TNLĐ-BNN là 1%, quỹ hưu trí – tử tuất là 11% (từ năm 2010, cứ hai năm một lần tăng mức đóng 1% cho đến khi đạt mức đóng 14%). Quy định về mức đóng và phân bổ tài chính quỹ BHXH bắt buộc theo pháp luật hiện hành là cải cách lớn trong pháp luật BHXH.

Việc tách riêng quỹ TNLĐ-BNN và xác định mức đóng 1% của NSDLĐ vào quỹ này là một điểm mới trong pháp luật hiện hành. Trước đây, việc phân bổ quỹ BHXH theo hai loại hình quỹ BH ngắn hạn và dài hạn, trong đó trợ cấp TNLĐ-BNN được quy định chi trong quỹ ngắn hạn. Điều này là bất hợp lý bởi trợ cấp TNLĐ-BNN vừa xếp vào loại ngắn hạn (với những trường hợp hưởng trợ cấp một lần) nhưng vừa thuộc loại dài hạn (trợ cấp hàng tháng); đồng thời, thực tiễn thực hiện cho thấy tổng chi cho chế độ này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi bảo hiểm ngắn hạn, do vậy xác định mức 1% đóng góp của NSDLĐ là phù hợp.

Theo quy định pháp luật thì NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng quy định thì mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, điều này dễ dẫn đến tình trạng trên thực tế NLĐ và NSDLĐ ký hợp đồng mà trong đó ghi tiền lương thấp hơn mức lương thực trả, sẽ dẫn đến tình trạng số tiền thu BHXH thấp, ảnh hưởng đến mức hưởng BHXH đối với các đối tượng sau khi họ nghỉ hưu. Hơn thế nữa, việc quy định mức trần đóng BHXH bằng 20 tháng mức lương

tối thiểu chung, quy định trên nhằm bảo toàn quỹ, đảm bảo mối tương quan giữa mức thụ hưởng và mức đóng góp giữa những NLĐ với nhau. Tuy nhiên, quy định trên lại tạo điều kiện thuận lợi cho NSDLĐ, nhất là đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có chất lượng cao. Quy định trên đã phần nào tạo ra sự thiệt thòi cho nhóm đối tượng có thu nhập cao, không nhận được khoản trợ cấp tương đương với lương khi xảy ra các sự kiện 37.

Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành nên từ sự đóng góp của NLĐ với “Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng tăng thêm 2%, cho đến khi đạt mức đóng 22%” “mức thu nhập làm căn cứ tính đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung ”28. Đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyê ̣n l à lao động tự do và nông dân , đối tươ ̣ng này có thu nhâ ̣p hàng tháng thấp , không ổn đi ̣nh , trong khi đó mức đóng BHXH tự nguyê ̣n là khá cao so với thu nhập c ủa người lao động nói chung . Ở thời điểm hiê ̣n ta ̣i mức đóng BHXH t ự nguyện thấp nhất là 210.000 đồng/tháng, mức đóng trên đối với thu nhập NLĐ ở Việt Nam hiện nay là cao. Chúng ta thấy rằng, mức đóng góp của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện cao gấp 3 lần so với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đây sẽ là gánh nặng kinh tế trước mắt cho NLĐ khi muốn tham gia vào loại hình BHXH tự nguyện trong điều kiện thu nhập không cao và nhất là khi họ chưa thực sự hiểu được tác dụng của việc tham gia BHXH tự nguyện.

Quỹ BHTN được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước với mức 1% tiền lương của NLĐ cho mỗi bên. Trong giai đoạn mới tiến hành áp dụng loại hình BHTN thì mức đóng trên là tương đối hợp lí, tuy nhiên, trong tương lai cần rút dần sự tham gia của Nhà nước đối với quỹ BHTN, đảm bảo rằng Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ quỹ BHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay. ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)