Thực trạng Quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay. ThS. Luật 60 38 01 (Trang 77 - 80)

2.1 .Thực trạng các qui định pháp luật bảo hiểm xã hội

2.1.1 .Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật BHX Hở Việt Nam

2.2.4. Thực trạng Quỹ bảo hiểm xã hội

Quy định về mức đóng và phân bổ tài chính quỹ BHXH theo pháp luật hiện hành là cải cách lớn trong pháp luật BHXH ở nước ta. Tình hình thu chi BHXH thời gian qua được thể hiện.

Bảng 2.7 Cân đối thu chi quỹ BHXH giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

S

tt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1

1 Quỹ ốm đau và thai sản

- Số thu 3.573,6 4.640,9 5.623,2 6.757,0 8.455,8 - Số chi 2.114,9 2.979,1 3.716,1 3.995,2 6.291,5 - Tỷ lệ số chi/số thu 59,2% 64,2% 66,1% 59,1% 74,4% 2 2 Quỹ TNLĐ – BNN , - Số thu 1.191,2 1.547,0 1.874,4 2.252,0 2.818,6 - Số chi 105,6 144,9 180,5 227,7 .274,2 - Tỷ lệ số chi/số thu 8,9% 9,4% 9,6% 10,1% 9,7% 3

3 Quỹ hƣu trí, tử tuất

- Số thu 19.059,0 24.751,5 29.990,4 40.540,0 50.734,8 - Số chi 12.244,4 18.235,9 24.522,1 30.939,9 36.599,9 - Tỷ lệ số chi/số thu 64,2% 73,7% 81,8% 76,3% 72,1% I I Quỹ BHXH tự nguyện - Số thu 10,8 69,4 174,4 251,2 - Số chi 0,003 0,6 25,4 23,5 - Tỷ lệ số chi/số thu 0,0% 0,8% 14,6% 9,4% I II Quỹ BH thất nghiệp - Số thu - 3.510,7 5.400,3 4.885,8 - Số chi - - 459,3 1.189,7 - Tỷ lệ số chi/số thu - - 8,5% 24,4%

Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ số liệu trên cho thấy, tỷ lệ % chi so với thu của các quỹ thành phần của Quỹ BHXH bắt buộc đều có xu hướng gia tăng, riêng quỹ hưu trí và tử tuất năm 2010 có chiều hướng giảm do quy định tăng tỷ lệ đóng thêm 2%. Tuy nhiên, tính chung cho cả giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng chi quỹ hưu trí và tử tuất cao hơn so với tốc độ tăng thu (số thu năm 2011 tăng 2,9 lần so

với năm 2007, trong khi đó số chi năm 2011 tăng 2,6 lần so với năm 2007). Tỷ lệ % chi so với thu của các quỹ BHXH tự nguyện và quỹ BHTN chưa phản ánh đúng thực trạng chính sách do dây là loại hình BHXH mới, thời gian triển khai ngắn nên đối tượng hưởng không nhiều 11.

Mặc dù hiện nay đối tượng hưởng lương hưu từ ngân sách nhà nước vẫn được Nhà nước đảm bảo nhưng nhóm đối tượng hưởng từ quỹ BHXH đang có xu hướng tăng và theo tính toán của BHXH VN, nguy cơ mất cân đối thu chi đang cận kề. Nếu với mức đóng và mức hưởng chế độ như quy định hiện nay, thì nguy cơ mất cân đối quỹ Hưu trí và tử tuất được thể hiện như sau: năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2024 trở đi để đảm bảo chi chế độ hưu trí và tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ; năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả, các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm 7.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 92 và Điều 117 thì NSDLĐ được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản cho NLĐ; tổ chức BHXH thực hiện quyết toán với NSDLĐ hàng tháng hoặc hàng quý. Quy định này thực tế đã nảy sinh nhiều điểm bất hợp lý, làm kéo dài thời gian giải quyết chế độ, làm tăng khối lượng công việc và tăng chi phí quản lý cho cả cơ quan BHXH cũng như đơn vị sử dụng lao động. Đa số các đơn vị có nguyện vọng nộp hết cho cơ quan BHXH rồi quyết toán theo số đối tượng hưởng. Đồng thời, việc trích lại 2% cũng tỏ ra khá bất hợp lý đối với đơn vị có tỷ lệ đối tượng hưởng khác nhau, ở những đơn vị có tỷ lệ lao động nữ nhiều, khoản chi này chiếm tới 7% đến 12% tổng quỹ lương nhưng cũng có những đơn vị số đối tượng nghỉ hưởng chế độ ít, tạo ra thừa kinh phí. Mặt khác, quy định này không đảm bảo nguyên tắc quỹ

BHXH được quản lý tập trung, thống nhất và không phù hợp với quy định của Luật kế toán về thủ tục tạm ứng, quyết toán kinh phí 16.

Theo quy định thì quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ theo đó, hàng tháng NSDLĐ trích từ quỹ tiền lương, tiền công NLĐ theo mức quy định để đóng vào quỹ BHXH. Tiền lươn g, tiền công tháng đóng BHXH đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp đã lợi dụng quy định nêu trên khi ký hợp đồng lao động đối với NLĐ, họ ghi tiền lương trong hợp đồng lao động ở mức rất thấp (trên mức tối thiểu) và bổ sung nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để trốn tránh trách nhiê ̣m đóng BHXH . Vì vậy dẫn đến thực trạng, tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nên quỹ BHXH bị thất thu và quyền lợi hưởng các chế độ BHXH của NLĐ không được đảm bảo, không đạt mục tiêu về an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay. ThS. Luật 60 38 01 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)