2.1 .Thực trạng các qui định pháp luật bảo hiểm xã hội
2.1.1 .Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở
3.3.2. Nghiên cứu một số chế độ bảo hiểm xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển
phát triển BHXH trong giai đoạn tới
3.3.2.1. Nghiên cứu xây dựng chế độ hưu trí bổ sung đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người nghỉ hưu.
Chế độ hưu trí bổ sung mang lại cho NLĐ có thêm cơ hội lựa chọn để có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập, bổ sung thêm mức lương hưu hàng tháng từ bảo hiểm hưu trí bắt buộc, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người nghỉ hưu. Chế độ hưu trí bổ sung sẽ được áp dụng cho những NLĐ đang tham gia loại hình BHXH bắt buộc và họ tự nguyện tham gia thêm chế độ này nhằm có được một mức lương hưu cao hơn khi đủ điều kiện nghỉ hưu.
Xây dựng chế độ hưu trí bổ sung cần tiến hành và có sự nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hình thức tổ chức thực hiện, phạm vi áp dụng, mức đóng góp, đặc biệt là hình thức quản lý tài chính đối với quỹ BHXH này, phải đảm bảo quỹ hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Để áp dụng xây dựng hưu trí bổ sung này vào nước ta thì không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước thời gian đầu.
3.3.2.2. Nghiên cứu để từng bước chuyển dần hệ thống BHXH hiện nay theo cơ chế thực thanh thực chi có mức hưởng xác định (PAYG) sang hệ thống BHXH theo cơ chế đóng hưởng với mức đóng xác định.
Việc áp dụng hệ thống tài khoản cá nhân giúp giảm bớt được sự xuất hiện của khoản nợ lương hưu tiềm ẩn trong hệ thống hiện hành. Nếu tiếp tục duy trì hệ thống thực thanh thực chi thì khoản nợ lương hưu tiềm ẩn sẽ rất
lớn, và khoản nợ này sẽ phá vỡ sự ổn định tài chính của quỹ BHXH trong t- ương lai. Ngược lại, nếu chuyển hoàn toàn sang hệ thống tài khoản cá nhân thì tất cả những khoản nợ lương hưu tiềm ẩn nêu trên sẽ trở thành hiện hữu và nó sẽ tác động ngay đến quỹ BHXH và ngân sách nhà nước vốn đã rất hạn chế.
3.3.3.Giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật bảo hiểm xã hội
Để NLĐ ở khu vực phi chính thức có thể tham gia vào loại hình BHXH tự nguyện thì trong thời gian đầu cần có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước nhằm đảm bảo tính khả thi, nên chăng cần xác định mức hỗ trợ cụ thể trong thời gian đầu tạo sự hấp dẫn cho loại hình này, đồng thời tạo cơ sở thiết lập nền tảng tài chính an toàn, bền vững cho quỹ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện việc mở rộng đối tượng còn chậm, đặc biệt là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, lao động làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sở dĩ có những hạn chế trên là do công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật sâu rộng, ấn tượng; đặc biệt là hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH tự nguyện tổ chức triển khai còn chậm, còn thiếu các hình thức phù hợp tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia đặc biệt khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ. Vì vậy, cần có sự đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền kể cả về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH, đặc biệt có sự tác động tích cực và hiệu quả đối với khu vực ngoài quốc doanh. Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận phản hồi ý kiến của NLĐ và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách BHXH; cần thiết phải có sự phổ biến rộng rãi đến mỗi NLĐ để họ thấy rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm trong việc tham gia các loại hình BHXH.
Tuyên truyền, tập huấn của các cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm tác động có hiệu quả tới nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH. Theo đó, xác định cụ thể đối tượng NSDLĐ tương ứng với NLĐ thuộc đơn vị, tổ chức đó để có phương thức, nội dung, mức độ tuyên truyền cho phù hợp và hiệu quả. Để làm tốt giải pháp này, cần trang bị tốt về kỹ năng và kiến thức BHXH cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi BHXH để họ có đủ khả năng truyền đạt, giải thích, phát hiện và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến BHXH có được từ các cơ sở đơn vị khi tiến hành tuyên truyền tập huấn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra về BHXH từ Trung ương đến cơ cở. Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cơ quan Thanh tra lao động, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật BHXH.
Cơ quan BHXH cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và NLĐ phải tham gia BHXH nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH đặc biệt khu vực ngoài nhà nước.
Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ BHXH. Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lí và hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ bả o hiểm xã hô ̣i theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và đơn giản hoá các thủ tục hành chính
được áp dụng một cách thống nhất nhằm bảo đảm hoạt động cung ứng dịch vụ BHXH đối với NLĐ ngày một tốt hơn. Cụ thể:
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành và đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm hệ thống BHXH trong thực hiện các chính sách, chế độ BHXH đối với NLĐ .
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ngành BHXH theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tận tuỵ với công việc và từng bước hình thành đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp.
- Đưa công nghệ thông tin vào hoạt động điều hành hệ thống BHXH, trước hết là quản lý đối tượng và chi trả chế độ trợ cấp.
KẾT LUẬN
BHXH là một bộ phận cấu thành trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là một chính sách quan trọng không thể thiếu của NLĐ. BHXH ra đời và phát triển đã tạo điều kiện cho hàng triệu NLĐ có thêm thu nhập để đảm bảo và ổn định cuộc sống khi không may gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu và mất.
Chính sách BHXH và hệ thống pháp luật BHXH càng hoàn thiện thì lợi ích của NLĐ càng được bảo vệ đầy đủ, chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật BHXH cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong từng giai đoạn nhằm bảo vệ NLĐ là xu hướng tất yếu của các quốc gia.
Pháp luật về BHXH đã từng bước hoàn thiện và thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ BHXH phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách BHXH vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện về BHXH còn gây khó khăn cho NLĐ trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Với việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay” đã khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHXH nói chung, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với BHXH, đề tài nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số bất hợp lý về các quy định trong chế độ như: điều kiện hưởng, mức hưởng và những bất cập trong thủ tục, mức hưởng đối với NLĐ làm việc ở các khu vực kinh tế khác nhau. Những hạn chế này cần nhanh chóng được đánh giá, xem xét và có sự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho NLĐ.
Qua việc phân tích những tồn tại trong các quy định của pháp luật, cũng như những tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện BHXH trên thực tế, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật
BHXH ở nước ta trong thời gian tới và hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức thực hiện nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia vào hệ thống BHXH – trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạc Tiến Anh (2005), “Khái luận chung về bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (5,6,7).
2. Mạc Tiến Anh (2005), “Tổng quan về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).
3. Mạc Tiến Anh (2007), “Khiếu nại và khiếu tố trong hoạt động bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (12).
4. Mạc Tiến Anh (2008), “Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội tự nguyện”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).
5. Nguyễn Huy Ban, Nguyễn Hiền Phương (2009), “Trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước về đóng bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 59-62.
6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Cẩm nang an sinh xã hội, Hà Nội. 7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình tổ chức thực hiê ̣n Luật Bảo hiểm xã hội, đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
8. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội (2011), Tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số kiến nghị, Hà Nội
9. Đỗ Ngân Bình (2007), “Những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 63-66.
10. Bộ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2011), Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiê ̣n Luật Bảo hiểm xã hội, Hà nội.
11. Bộ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2012), Chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành và những đề xuất sửa đổi luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
12. Bộ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2012), Đề án cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
13. Bộ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2012), Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiê ̣n bảo hiểm thất nghiê ̣p, Hà Nội
14. Nguyễn Hữu Chí (2007), “Thi hành Luật bảo hiểm xã hội: từ hướng dẫn đến lí luận”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (4), tr. 45-51.
15. Chính phủ (2009-2011), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Hùng Cường (2011), “ Đề xuất sửa đổi bổ sung hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (2).
17. Bùi Thị Lâm Hà (2012), “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (5)
18. Lê Thị Thu Hằng (2007), Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
20. Mạc Tuấn Linh (2005), “Đặc trưng cơ bản và các mối quan hệ của bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (6).
21. Nhật Linh (2005), “Quỹ bảo hiểm xã hội - Tổng quan về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội ở Trung quốc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).
22. Bùi Huy Nam (2011), “Hai năm thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp - kiến nghị và giải pháp”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (3).
23. Nguyễn Bích Ngọc (2009), “Bảo hiểm thất nghiệp ở Thụy Điển”,
Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (1).
24. Nguyễn Hiền Phương (2008),“Về các giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội”,Tạp chí Luật học, (6), tr. 31-39.
25. Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật an sinh xã hội, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBTư pháp, Hà Nội.
26. Nguyễn Hiền Phương (2010), “Pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ một số nước ASEAN và những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (3).
27. Nguyễn Thị Kim Phụng, Nguyễn Hiền Phương (2010), “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong pháp luật một số nước ASEAN và những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (2), tr 68-75.
28. Quốc hội (2007), Luật Bảo hiểm xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội. 29. Phạm Đỗ Nhật Tân, Nguyễn Kim Phụng (2007), Bài giảng Bảo hiểm xã hội phần 1, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
30. Phạm Đỗ Nhật Tân, Nguyễn Kim Phụng (2008), Bảo hiểm xã hội phần 2, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
31. Vũ Thị Thanh (2006), “Cải cách hệ thống hưu trí ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (7).
32. Lê Quyết Thắng (2008), “Khởi kiện đơn vị sử dụng lao động vi phạm Luật bảo hiểm xã hội tại tòa án”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (9).
33. Mai Đức Thắng (2010), Công tác thu Bảo hiểm xã hội - những vấn đề đặt ra trong quản lý đối tượng và các giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
34. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp”,
Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (7).
35. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Nghiên cứu pháp luật an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (9).
36. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Bàn về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7), tr. 65-69.
37. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật Bảo hiểm xã hội từ quy định đến thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10), tr.12-16.
38. Lê Thị Hoài Thu (2010), “Bàn về chế độ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).
39. Lê Thị Hoài Thu (2012), “Xây dựng nội dung bảo hiểm việc làm trong Luật việc làm”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (19), tr.36-43.
40. Nguyễn Thị Anh Thơ (2011), “Về thời gian nghỉ chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).
41. Trườ ng Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i (2005), Giáo trình Luật an sinh xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.
42. Nguyễn Văn Tuân (2008), “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam đến 2020”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).
43. Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội.