Thực trạng tình hình giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 133)

b. Phương pháp thực chất

3.1. Thực trạng tình hình giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam

3.1 Thực trạng tình hình giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam Nam

Trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc về ly hôn có yếu tố nước ngoài đã phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến xác định thẩm quyền giải quyết cũng như luật áp dụng. Một trong những khó khăn đó là việc xác định có hay không có “yếu tố nước ngoài” của vụ việc ly hôn. Xuất phát từ tính chất “quốc tế” của vụ việc ly hôn hay cụ thể là yếu tố nước ngoài của vụ việc ly hôn dẫn đến khi một quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh thì cũng đồng nghĩa với xung đột thẩm quyền tài phán, xung đột pháp luật áp dụng. Xoay quanh vấn đề “yếu tố nước ngoài” này, một số cán bộ làm công tác thực tiễn có cách hiểu không thống nhất dẫn đến áp dụng luật khác nhau. Đây là vấn đề rất quan trọng cần được xem xét, nghiên cứu thấu đáo vì nó quyết định quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay không sẽ dẫn đến việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án thuộc một quốc gia và cấp Tòa án giải quyết vụ việc cũng như pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ đó. Sau đây, tác giả luận văn xin đưa ra một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 9: Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết vụ án xin ly hôn giữa

các bên đương sự khi một bên đang ở nước ngoài là không đúng thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:

Tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 21/2008/QĐST- HNGĐ ngày 05/12/2008 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai giữa: Nguyên đơn: ông Lương Ngọc H, sinh năm 1966 địa chỉ thôn Dương Cốc, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và bị đơn bà Hà Kim L, sinh năm 1974 địa chỉ đội 9, khu 3, xã Định Quảng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã

quyết định: “Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Lương Ngọc H và bà Hà Kim L”. Sự thỏa thuận của các đương sự cụ thể như sau:

- Về hôn nhân: ông H và bà L đều đồng ý xin được ly hôn - Về con: chưa có con chung

- Về tài sản: Xác định không có tài sản chung và không yêu cầu Tòa xem xét. Sau khi quyết định này có hiệu lực pháp luật, các đương sự không khiếu nại. Từ năm 2009 đến nay, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận được nhiều “Đơn tố cáo” đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xác minh làm rõ sự việc vì trong thời gian Tòa án huyện Quốc Oai giải quyết ly hôn, ông H đang ở nước ngoài.

Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị và các tài liệu có trong hồ sơ, để làm rõ những vấn đề được nêu trong đơn, ngày 24/6/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn số 796/2011/TA gửi Cục xuất nhập cảnh (A18) Bộ Công an để xác minh thông tin xuất nhập cảnh của ông H.

Theo công văn số 4271/A72 (P3) ngày 30/6/2011 của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cung cấp thì ngày 25/12/1998 ông H xuất cảnh ra khỏi Việt Nam và nhập cảnh ngày 01/4/1999, đến ngày 06/11/2001 xuất cảnh và từ ngày 06/11/2001 đến ngày 12/3/2011 ông H đã xuất nhập cảnh nhiều lần. Đặc biệt ngày 23/4/2008, ông H xuất cảnh ra khỏi Việt Nam và đến ngày 27/8/2009 mới nhập cảnh về Việt Nam.

Ngày 12/8/2011 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định kháng nghị số 06/2011/KNGĐT -HNGĐ đối với Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 21/2008/QĐST -HNGĐ ngày 05/12/2008 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai.

Tại thời điểm ngày 20/11/2008 khi Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai thụ lý giải quyết vụ án đến ngày 05/11/2008 Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận thì ông H đang ở nước ngoài, không có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai thụ lý giải quyết vụ án lại thể hiện có mặt hai bên đương sự, tại các biên bản ghi lời khai, biên bản hòa giải các đương sự đã ký tên là không đúng pháp luật.

Tại khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện”. Điểm a tiểu mục 4.1 mục 4 Phần I Nghị quyết 01/2005/NQ- HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã ghi rõ: “Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự...”.

Quyết định giám đốc thẩm số 08/GĐT- HNGĐ ngày 26/9/2011 đối với quyết định số 21/2008/QĐST-HNGĐ ngày 05/12/2008 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai xét xử vụ án ly hôn giữa: Nguyên đơn: ông Lương Ngọc H, sinh năm 1966 địa chỉ thôn Dương Cốc, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và bị đơn bà Hà Kim L, sinh năm 1974 địa chỉ đội 9, khu 3, xã Định Quảng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã quyết định hủy quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 21/2008/QĐST- HNGĐ ngày 05/12/2008 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội về vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đình” giữa ông Lương Ngọc H và bà Hà Kim L. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa dân sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý, giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai thụ lý giải quyết vụ án xin ly hôn giữa ông H và bà L khi ông H đang ở nước ngoài là không đúng thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Ví dụ 10: Ví dụ về trường hợp hiện nay cả hai bên đang định cư ở nước

ngoài, hai đương sự chỉ có đơn xin thuận tình ly hôn và xin xử vắng mặt. Tòa cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ coi họ có thường trú tại Việt Nam hay không? có còn quốc tịch Việt Nam hay không? Trong trường hợp họ thường trú tại nước ngoài, họ không còn đăng ký thường trú tại Việt Nam, không còn quốc tịch Việt Nam thì

không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Do đó, cần phải xác minh lại, mà cấp phúc thẩm không có điều kiện xác minh làm rõ, nên cần phải chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh là hủy quyết định của cấp sơ thẩm.

Tại quyết định giải quyết việc dân sự về việc công nhận thuận tình ly hôn số 21/2008/HN-GĐ-ST ngày 10/11/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang giữa:

Ông Cao Tứ Đ, sinh năm 1962 và bà Phạm Thị Ngọc Gi, sinh năm 1971 Cùng địa chỉ: Minoriten Weg 31 - 93047 Regens Burg (BRD), Germanny (Đức)

Ngày 10/8/2008 ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Theo lời trình bày của ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi là ông và bà kết hôn ngày 22/3/2001 tại Việt Nam theo giấy chứng nhận kết hôn số 245 quyển số 02 ngày 22/3/2001. Thời gian chung sống không có con chung nên nảy sinh nhiều bất đồng. Nhận thấy không thể tiếp tục chung sống nên cùng có đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận việc thỏa thuận ly hôn. Về tài sản chung ông bà tự giải quyết.

Căn cứ khoản 2 Điều 28, điểm b khoản 1 Điều 33, khoản 4 Điều 131, Điều 311, Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quyết định: Về quan hệ hôn nhân: công nhận việc thuận tình ly hôn giữa ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi.

Tại Quyết định số 04/2009/QĐPT - HNGĐ ngày 26/3/2009 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định giải quyết việc kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự về việc công nhận thuận tình ly hôn số 21/2008/HN-GĐ-ST ngày 10/11/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Tại Quyết định kháng nghị số 2491/QĐ- KNPT.P5 ngày 12/11/2008 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang với lý do: ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi đều có nơi thường trú chung tại Cộng hòa Liên bang Đức. Cho nên, việc yêu cầu thuận tình ly hôn giữa ông Đ và bà Gi không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, lẽ ra Tòa án nhân dân tỉnh An Giang phải ra

Quyết định đình chỉ và trả lại đơn thuận tình ly hôn cho đương sự mới đúng nhưng Tòa án nhân dân tỉnh An Giang lại ra Quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn giữa hai bên đương sự như trên là không đúng theo pháp luật quy định, nên đề nghị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh hủy quyết định nêu trên.

Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét thấy theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam”.

Xét việc kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang thì thấy: theo hồ sơ thể hiện, ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi hiện nay cả hai người đang định cư tại Cộng hòa liên bang Đức, hai đương sự chỉ có đơn xin thuận tình ly hôn và xin xử vắng mặt. Tòa cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ coi họ có thường trú tại Việt Nam hay không? Trong trường hợp họ thường trú tại Cộng hòa liên bang Đức, họ không còn đăng ký thường trú tại Việt Nam thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Do đó, cần phải xác minh lại, mà cấp phúc thẩm không có điều kiện xác minh làm rõ, nên cần phải chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang là hủy quyết định nêu trên. Căn cứ Điều 277 và Điều 280 của Bộ luật tố tụng dân sự Quyết định hủy quyết định giải quyết việc dân sự về việc công nhận thuận tình ly hôn số 21/2008/HN-GĐ-ST ngày 10/11/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang giải quyết giữa các đương sự như đã nêu trên, giao hồ sơ vụ kiện cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang giải quyết lại theo thủ tục chung.

Như vậy, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo

pháp luật Việt Nam” để giải quyết. Theo tác giả luận văn, với tính logic của điều luật thì nếu có “bên là công dân Việt Nam” thì chắc chắn bên còn lại điều luật muốn chỉ đến là người nước ngoài, công dân nước ngoài hay người không quốc tịch chứ không thể có hai bên đều là công dân Việt Nam được. Với vụ việc cụ thể giữa ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi trên, theo tác tác giả luận văn căn cứ điểm g, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì sẽ thuyết phục hơn: Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi “vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”. Tuy nhiên, một vấn đề cần xác minh trong vụ việc này đó là xác định xem ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi có còn quốc tịch Việt Nam hay không? (hồ sơ việc dân sự trên không thể hiện vấn đề này). Nếu họ không còn quốc tịch Việt Nam thì Tòa án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Trường hợp, nếu ông Cao Tứ Đ và bà Phạm Thị Ngọc Gi còn quốc tịch Việt Nam thì như phân tích ở trên căn cứ điểm g, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cho phép chúng ta biết Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết nhưng chưa cho ta biết cụ thể Tòa án nơi nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết? Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự: nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình trong trường hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng giải quyết hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Với quy định của điểm a, khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự cho chúng ta biết được Tòa án nơi nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Trong yêu cầu cụ thể trên, theo hồ sơ thể hiện thì Tòa án nhân dân tỉnh An Giang sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Ví dụ 11: Vụ án sau đây đã được Tòa án nhân dân tỉnh Q giải quyết xử cho

hai bên đương sự được ly hôn. Bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, xoay quanh việc giải quyết vụ án này, có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết.

Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 7/2005 số 13 đăng bài: “Về áp dụng luật hôn nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lý Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị với nội dung [52].

Bà Lê Hoài Phương hiện đang thường trú tại Markichealle 8012681 Berlin (Cộng hòa Liên bang Đức) có nơi cư trú trước lúc xuất cảnh tại phường 1 thị xã X, xin ly hôn ông Hoàng Đức Vượng (thường trú tại Friedrich Engel Ring 39 15562 Rudersdorebei Berlin Cộng hòa liên bang Đức) nơi cư trú trước lúc xuất cảnh của ông Vượng là Hải Phòng, Việt Nam.

Theo lời khai của các đương sự thì bà Lê Hoài Phương và ông Hoàng Đức Vượng kết hôn vào tháng 11/2000 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức. Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống hạnh phúc được hơn hai năm thì phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4 năm 2004, hai người sống ly thân. Đến tháng 7/2004, bà Phương về Việt Nam thăm gia đình và làm đơn xin ly hôn ông Vượng.

Tòa án nhân dân tỉnh Q đã áp dụng Điều 89, khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình xử cho bà Lê Hoài Phương được ly hôn ông Hoàng Quốc Vượng.

Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên xoay quanh việc giải quyết vụ việc này có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết.

Quan điểm thứ nhất: theo quy định tại khoản 4 Điều 100, khoản 2 Điều 104

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)