1.3. Pháp luật bảo hiể my tế của một số nước trên thế giới và
1.3.1. Pháp luật bảo hiể my tế của Đức
Đức là quốc gia khởi nguồn cho mô hình Bảo hiểm y tế, hình thành từ nguồn tài chính đóng góp và đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực BHYT.Ở Đức, BHYT bắt buộc áp dụng đối với hầu hết người dân: Người làm công ăn lương có mức thu nhập dưới ngưỡng quy định và người thân của họ (vợ hoặc chồng và con cái của họ dưới 18 tuổi tự động được hưởng bảo hiểm mà không phải đóng góp gì thêm); Sinh viên; người được đào tạo nghề; người về hưu; người khuyết tật; người thất nghiệp đang nhận trợ cấp; nông dân; nghệ sỹ… và các đối tượng khác [48]. Có thể thấy, mặc dù Đức có dân số khá đông nhưng do đối tượng bắt buộc tham gia BHYT được quy định trong luật rộng nên hầu hết người dân Đức đều tham gia BHYT bắt buộc.
Ngoài ra pháp luật BHYT của Đức cũng quy định hình thức tham gia BHYT tự nguyện đối với những người có mức thu nhập trên ngưỡng quy định. Theo đó, những người này có thể tự do lựa chọn việc tham gia BHYT theo luật định hoặc một loại hình BHYT tư nhân bất kỳ (là loại BHYT thương mại, còn BHYT theo luật định là loại BHYT phi lợi nhuận).
Như vậy ở Đức, BHYT theo luật định là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với hầu hết thành phần trong xã hội, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ cộng đồng. Trong BHYT theo luật định song song tồn tại hai hình thức BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện, trong đó BHYT bắt buộc được coi là trụ cột, nòng cốt của hệ thống BHYT.
Để đảm bảo thực hiện chế độ BHYT, Đức thiết lập các quỹ BHYT theo tiêu chí nghề nghiệp - xã hội, do các cơ quan tự quản theo luật công. Đây là một đặc thù trong luật tổ chức Nhà nước Đức, vai trò của Nhà nước chỉ giới hạn trong việc lập pháp, giám sát và pháp lý. Cơ quan cao nhất của BHYT là
Hội đồng Quản lý quỹ BHYT. Đây là tổ chức tự quản, được bầu theo nhiệm kỳ 6 năm với các thành viên là những người đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan BHYT…. Việc cân đối thu chi được giải quyết linh hoạt trong mối tương quan với mức đóng của người tham gia. Trong trường hợp quỹ BHYT có kết dư, năm sau quỹ đó phải giảm mức đóng, ngược lại nếu trong năm bội chi, các quỹ đó có quyền tăng mức phí cho phù hợp cân đối thu chi. Ngoài ra, luật cho phép các quỹ BHYT được lập quỹ dự phòng với mức quy định không vượt quá phạm vi chi trong một tháng và tối thiểu phải đủ chi trong một tuần. Các quỹ BHYT được trích 5% tổng thu để lập quy chi quản lý hành chính. Tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT chỉ được gửi ngân hàng, mua công trái, không được đầu tư vào lĩnh vực khác.