Những gợi mở cho pháp luật BHYT Việt Nam từ pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (Trang 31 - 35)

1.3. Pháp luật bảo hiể my tế của một số nước trên thế giới và

1.3.4. Những gợi mở cho pháp luật BHYT Việt Nam từ pháp luật

BHYT của các nước

Việc học tập kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện chính sách BHYT có ý nghĩa rất quan trọng, giúp Việt Nam có thể học tập những bài học mà hệ thống BHYT của các nước đã trải qua, từ đó vận dụng vào thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam.

Đức là quốc gia đầu tiên ban hành Luật BHYT và đã có những thành công nhất định. Việc thực hiện BHYT toàn dân cần xác định vai trò quan trọng, nòng cốt của BHYT bắt buộc. Ở Đức, các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT được pháp luật quy định khá rộng. Ban đầu những người làm công ăn

lương, sau đó mở rộng ra những đối tượng khác sinh viên; người được đào tạo nghề; người về hưu; người khuyết tật …

Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia đã thực hiện chế độ BHYT toàn dân. Bài học kinh nghiệm về BHYT ở Nhật Bản cho thấyđối tượng tham gia BHYT theo quy định của pháp luật Nhật Bản rất rộng, bao gồm những người làm công ăn lương, lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật BHYT có những quy định phù hợp dành riêng cho từng đối tượng.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia triển khai sớm BHYT toàn dân. Hàn Quốc đã kiên trì thực hiện một lộ trình chiến lược 12 năm để đưa tất cả các nhóm dân cư vào diện bao phủ và hiện đã đạt được BHYT toàn dân. Thực hiện chính sách BHYT toàn dân, Chính phủ Hàn Quốc có điều kiện bao cấp y tế tốt hơn cho diện đối tượng dễ bị tổn thương. Chính phủ hiện có chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo với nguồn tài chính từ nguồn thuế thu hàng năm và do cơ quan quốc gia quản lý, người hưởng lợi không phải đóng góp.

Áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc triển khai, thực hiện BHYT đối với mọi đối tượng trong xã hội không là một việc dễ dàng mà cần có quá trình chuẩn bị lâu dài, kỹ lưỡng, đó là:

Thứ nhất, phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong

công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Xây dựng lộ trình cho từng nhóm đối tượng trong xã hội. Đổi mới chính sách tài chính y tế, bảo đảm ngân sách đóng BHYT cho nhóm đối tượng chính sách và những người yếu thế trong xã hội. Huy động mọi nguồn lực, đảm bảo cung ứng đủ các dịch vụ cho người dân.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giảo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT, giúp họ có thể hiểu được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Đồng thời, phải xây dựng chế tài xử lý đối với những hành vi trốn tránh tham gia BHYT.

Thứ ba, đó là phải nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT như đa dạng hóa chế độ hưởng BHYT; xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo chất lượng KCB; tiêu chuẩn chất lượng đối với các cơ sở KCB BHYT. Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả KCB tại tuyến y tế cơ sở. Tổ chức mua và thanh toán dịch vụ y tế nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất về dịch vụ y tế với chi phí thấp nhất. Nước ta chưa có khái niệm mua dịch vụ y tế do vậy thiếu động lực cho việc các cơ sở y tế của cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời giảm giá thành dịch vụ.

Để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, cần quy định đối tượng những người lao động thuộc khu vực phi chính thức tham gia BHYT bắt buộc. Đồng thời, cần phải quy định hợp lý về mức đóng, mức hỗ trợ của Nhà nước, đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội đều được tham gia BHYT, đặc biệt với một số đối tượng như người nghèo, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn…

Tiểu kết Chương 1

“BHYT là hình thức bảo hiểm nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận và được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người tham gia và do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Điều này có nghĩa là dù tiếp cận dưới góc độ nào thì quan niệm về BHYT đều thống nhất ở một vấn đề cơ bản, đó là mục đích của BHYT là nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về BHYT bao gồm khái niệm, đặc trưng và làm rõ được vai trò, ý nghĩa của BHYT dưới nhiều góc độ: xã hội, kinh tế và pháp lý. Trên cơ sở khái quát chung về BHYT, luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về khái niệm, nguyên tắc và nội dung của pháp luật BHYT. Đồng thời, nghiên cứu pháp luật BHYT của một số nước trên thế giới để từ đó có những gợi mở, bài học kinh nghiệm cho thực tiễn áp dụng pháp luật BHYT ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Chương 1 sẽ trở thành căn cứ để đánh giá thực trạng thi hành pháp luật BHYT và thực tiễn thi hành pháp luật BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (Trang 31 - 35)