Về nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiể my tế trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (Trang 95 - 110)

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiể my tế và

3.2.2. Về nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiể my tế trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT

Để thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật BHYT, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BHYT có vai trò không thể thiếu. Công tác

truyền thông, tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, đảng viên... và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách bảo hiểm y tế và cách thức tham gia.

Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BHYT cần phải được thực hiện thông qua nhiều hình thức cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động đến các cơ quan, đoàn thể và nhiều đối tượng người dân khác.

Ngoài ra, cần tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT, triển khai thực hiện Luật bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân về chính sách BHYT, làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật về BHYT.

Đối với mỗi người dân cần ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia BHYT. Người dân cần nắm rõ các quy định của pháp luật để có thể sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ và thực hiện quyền lợi của mình trong đời sống.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về BHYT, đảm bảo người tham gia BHYT hiểu rõ tính ưu việt của việc thông tuyến là cơ chế để người dân tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi nhưng cũng cần có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng quỹ BHYT. Đói với cơ sở KCB, cần tuyên truyền chính sách thông tuyến vừa là cơ hội vừa là thách thức để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và cũng cần có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng quỹ BHYT.

Hai là, không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân khi

tham gia BHYT.

đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT đảm bảo quyền lợi cho người có BHYT bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

Các cơ sở khám chữa bệnh tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và y đức cho đội ngũ cán bộ viên chức làm công tác y tế. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị, các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở KCB, nhất là tuyến y tế cơ sở, đảm bảo ngày càng đáp ứng với sự hài lòng của người bệnh. Tiếp tục triển khai các biện pháp đổi mới nhằm nâng cáo chất lượng KCB; cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh. Đổi mới về mặt quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm; đổi mới về quản lý, đổi mới về cách làm và đổi mới về phương pháp đánh giá chất lượng bệnh viện.

Bộ Y tế nghiên cứu điều chỉnh các danh mục kỹ thuật và danh mục thuốc mở rộng cho tuyến xã, tuyến huyện, để đáp ứng với nhu cầu KCB, đặc biệt là đối với các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, tiểu đường…).

Tiếp tục mở rộng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình, quản lý sức khỏe cá nhân; áp dụng cơ chế chuyển tuyến từ y tế cơ sở, phòng khám bác sỹ gia đình đến các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên. Tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Y tế cơ sở đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, KCB, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa cơ sở y tế trên địa bàn và tuyến trên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của trạm y tế xã trong quản lý sức khỏe người tham gia BHYT. Trạm Y tế xã là một bộ phận của y tế tuyến huyện, nên thông qua việc luân phiên cử cán bộ có trình độ cao về trạm y tế và chuyển giao kỹ thuật thì chất lượng dịch vụ tại trạm y tế sẽ được nâng cao để đáp ứng nhu cầu KCB. Và với việc tiếp tục đầu tư cho trạm y tế xã, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu thì sẽ tạo sự gắn kết giữa người có thẻ BHYT với cán bộ y tế xã dể được quản lý sức khỏe, KCB và tư vấn chuyển tuyến phù hợp.

Huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại, hệ thống trang thiết bị y tế đồng bộ như máy chụp cộng hưởng từ, hệ thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D, 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động… Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng chuyên môn kỹ thuật, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

Triển khai có hiệu quả Đề án giảm tải bệnh viện, Đề án 1816, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án bác sỹ gia đình, đầu tư tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở…

Quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, tập trung vào các chuyên ngành Bác sỹ đa khoa, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, hộ sinh trình độ đại học…, đào tạo bác sỹ, dược sỹ sau đại học, đào tạo chuyển giao kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo dưới các hình thức cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo đại học liên thông để bố trí đủ nguồn bác sỹ, dược sỹ cho tất cả các tuyến. Đặc biệt trú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sâu, chuyên gia đầu ngành giỏi để triển khai ứng dụng và phát triển các kỹ thuật y học mới, hiện đại. Công tác đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc được triển khai trong các cơ sở đào tạo lớn trong nước và nước ngoài, công tác đào tạo nâng cao, đào tạo lại được trú trọng quan tâm ở tất cả các tuyến… Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên, hỗ trợ của tỉnh trong công tác đào tạo cán bộ y tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn.

Thực hiện nghiêm Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2015 của Bộ Y tế về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, tổ chức triển khai rộng rãi tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện và cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, quy trình thanh toán BHYT theo phương châm: rút ngắn thời gian chờ đợi; giảm bớt các thủ tục không cần thiết; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Triển khai nghiêm túc các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh; Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 29/3/2016 về việc tăng cường bảo đảm chất lượng khi thực hiện điều chỉnh, thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, trong đó nhấn mạnh các giải pháp: cải tiến quy trình khám bệnh, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí, BHYT; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông dữ liệu giám định và thanh toán BHYT, cam kết không để người bệnh nằm ghép giường... đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, tăng tiếp cận dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Duy trì hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện, duy trì đường dây nóng theo 03 cấp, kịp thời giải quyết những tình huống cấp cứu khẩn cấp, chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Công khai các dịch vụ, kỹ thuật, danh mục thuốc trong việc KCB BHYT đối với những nhóm bệnh cơ bản ở tất cả các cơ sở KCB để người dân cùng tham gia giám sát, tạo sự đồng thuận, tin tưởng của người bệnh tham gia BHYT với cơ sở KCB.

Đổi mới cơ chế tài chính, thống nhất việc đấu thầu, quản lý giá, thanh toán thuộc BHYT; thống nhất phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát chi phí KCB BHYT nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Ba là, giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHYT đối với một số đối tượng * Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

BHXH tỉnh phối hợp các ngành liên quan rà soát đưa hết số doanh nghiệp trên địa bàn vào quản lý và tham gia BHYT. Củng cố cơ sở y tế trong các cơ quan, doanh nghiệp, các trạm y tế tuyến xã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc. Định kỳ 6 tháng, 1 năm cơ quan BHXH kịp thời báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời đề xuất các giải pháp để chỉ đạo thực hiện.

Có các hình thức cưỡng chế chủ sử dụng lao động tuân thủ đóng BHYT cho người lao động. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền bằng nhiều hình thức khác nhau xử lý nghiêm những hành vi trốn tránh trách nhiệm của chủ sử dụng lao động.

Phối hợp với cơ quan thu thuế trong thu BHYT, cũng như có hình thức truy thu, đóng mã giao dịch của đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ BHYT cho chủ sử dụng lao động.

* Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng: Hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thành, thị thực hiện điều tra và xác định danh sách các hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình để triển khai thực hiện việc hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng này. Chuyển danh sách sang cơ quan BHXH để triển khai thực hiện và lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng; chuyển Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Chính phủ hỗ trợ theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động rà soát, lập danh sách và quản lý chặt chẽ đối tượng hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn theo đúng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư

41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.

Thực hiện đóng BHYT theo hình thức hộ gia đình, áp dụng mức đóng theo quy định của Luật BHYT. UBND các huyện, thị, thành xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ tiêu hàng năm và vận động các hộ gia đình tham gia BHYT. Xác định trách nhiệm của UBND cấp xã, phường, thị trấn trong việc triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình và đưa chỉ tiêu BHYT hộ gia đình trên địa bàn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

* Nhóm tham gia theo hộ gia đình.

UBND huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng cụ thể và chỉ tiêu hàng năm và vận động đối tượng tham gia theo kế hoạch lộ trình.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân, vận động, giải thích để họ hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động rà soát, lập danh sách và quản lý chặt chẽ đối tượng hộ gia đình trên địa bàn theo đúng hướng dẫn tại Điều 19 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.

Cơ quan BHXH mở rộng đại lý thu, chi trả kịp thời để đảm bảo cho đại lý hoạt động có hiệu quả.

Tích cực vận động các hộ tham gia và thực hiện giảm trừ mức đóng theo quy định.

Cơ quan BHXH thực hiện việc hỗ trợ lập danh sách của đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình theo quy định.

* Đối tượng học sinh, sinh viên.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập danh sách tham gia BHYT cho các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý, gửi cơ quan BHXH trước ngày 31/10

hàng năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT- BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.

Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và UBND các huyện thị thành tiếp tục phát triển đối tượng học sinh sinh viên; chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện có các giải pháp nâng cao chất lượng công tác y tế trường học, xây dựng kế hoạch phát triển BHYT tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; đưa chỉ tiêu tham gia BHYT đạt 100% là một tiêu chuẩn xét thi đua hàng năm đối với các bậc tiểu học, trung học cơ sở.

* Tiếp tục mở rộng, phát triển các đối tượng khác tham gia BHYT.

Phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội và UBND các huyện thị thành tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách BHYT ở tất cả các cấp, ngành, đoàn thể và các đơn vị. Tổ chức điều tra, cung cấp số liệu và phát hành thẻ BHYT kịp thời cho các nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ mua thẻ BHYT (trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, hộ nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số…).

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BHYT.

Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT hiện đang có sự chồng chéo và không rõ ràng trong thực hiện chức năng giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHYT là Bộ Y té và cơ quan thực hiện BHYT là BHXH Việt Nam.

Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội thông qua đã quy định thêm chức năng thanh tra BHYT cho BHXH Việt Nam, điều này giúp cho công tác thanh tra BHYT được thực hiện tốt và kịp thời hơn. Tuy nhiên, để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường

công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đóng và hưởng BHYT, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật BHYT.

Bên cạnh đó còn cần thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và củng cố hệ thống tổ chức thực hiện BHYT.

Tỉnh Phú Thọ cần nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (Trang 95 - 110)