CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tà
sử dụng tài nguyên nƣớc
Theo lý luận nhà nước và pháp luật thì quyền của chủ thể được hiểu: “là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Nói cách khác, quyền của chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép. Nói là khả năng có nghĩa là chủ thể có thể lựa chọn giữa việc xử sự theo cách thức mà nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy” [39].
Nghĩa vụ của chủ thể được hiểu: “là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý tự nó không phải là hành vi mà chỉ là sự cần thiết phải xử sự như vậy. Nếu sự cần thiết ấy được thể hiện trong hoạt động thực tiễn thì nghĩa vụ pháp lý đó đã được thực hiện” [39].
Như vậy, quyền và nghĩa vụ là hai mặt thống nhất không thể tách rời của chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật. Chủ thể luôn luôn được pháp luật cho hưởng quyền và các quyền này được Nhà nước bảo hộ đồng thời, họ cũng bị buộc phải thực hiện những trách nhiệm nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác. Không chủ thể nào chỉ được hưởng quyền mà không phải thực hiện nghĩa vụ khi tham gia một quan hệ pháp luật cụ thể.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN như sau:
- Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN là khả năng mà pháp luật cho phép người khai thác, sử dụng TNN được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình khai thác, sử dụng TNN.
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN là cách xử sự mà pháp luật buộc người khai thác, sử dụng TNN phải tiến hành trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm bảo vệ TNN và không làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân khác.