CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM
3.3. Kiến nghị phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nước
3.3.5. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân
chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên nƣớc
Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về TNN nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, cải tạo, giáo dục các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, góp phần bảo vệ TNN. Tuy nhiên, chế tài đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về TNN còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe khiến cho tình trạng coi thường pháp luật diễn ra khá phổ biến. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên:
Thứ nhất, đối với quy định của pháp luật hành chính. Hiện nay Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) tại điểm d và đ khoản 2 Điều 14 quy định rất chênh lệch mức phạt tiền cao nhất giữa môi trường (500 triệu đồng) và TNN (100 triệu đồng), trong khi đó, nước là thành phần quan trọng nhất của môi trường. Thêm vào đó, Pháp lệnh này cũng quy định mức phạt tiền cao nhất đối với các hành vi vi phạm pháp luật về các loại tài nguyên khác như đất đai, rừng, khoáng sản là 500 triệu đồng. Vì vậy, để thống nhất, chúng ta nên quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm pháp luật về TNN, môi trường và các loại tài nguyên khác ngang nhau là 500 triệu đồng. Cùng với đó, chúng ta cũng nên rà soát, đánh giá các quy định trong Nghị định số 34/2005/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm và phù hợp với các văn bản khác.
Thứ hai, đối với quy định của pháp luật hình sự. Thực tế cho thấy, chủ thể của tội phạm tại Điều 172 và Điều 183 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) trong thực tế phần lớn là các doanh nghiệp. Trong trường hợp một doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tổ chức không phải là chủ thể của tội phạm. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như phân tích ở những phần trước nhiều doanh nghiệp hiện nay coi thường pháp luật, chấp nhận nộp phạt mà không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Chính điều này đã làm mất tính răn đe của pháp luật hình sự, doanh nghiệp sẽ coi thường pháp luật và mức độ vi phạm sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, thiệt hại cho môi trường sẽ ngày càng nặng nề hơn. Để ngăn chặn những công ty có “mầm mống Vedan” chúng ta cần hoàn thiện các quy định này bằng cách quy trách nhiệm đối với những người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm vận hành hệ thống khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước, từ đó khởi tố vụ án hình sự về những tội danh này.
Ngoài ra, cơ quan quản lý chuyên ngành về TNN cũng nên rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật TNN, tìm ra những điểm chồng chéo, bất cập, thiếu khả thi để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả quản lý TNN chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật TNN. Chúng ta cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật hiện hành về TNN. Làm được điều này chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật TNN thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN, góp phần hạn chế, ngăn ngừa hiện tượng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Kết luận Chƣơng 3
Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngành nước cũng đang bộc lộ một số vấn đề tồn tại, yếu kém. Đặc biệt là hệ thống pháp luật TNN còn nhiều điểm bất hợp lý, ý thức chấp hành pháp luật TNN của người dân và doanh nghiệp chưa cao khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn.
Bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, tác giả đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực tiễn áp dụng pháp luật TNN. Qua đó cho thấy, pháp luật TNN Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, tuy số lượng khá nhiều nhưng chất lượng lại không cao, nhiều nội dung quan trọng không được hướng dẫn cụ thể, nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo. Thêm vào đó, một số văn bản được ban hành nhưng không có ý nghĩa nhiều với công tác quản lý nhà nước vì không phù hợp với điều kiện thực tế. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tất yếu đặt ra là phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật TNN giúp cho công tác quản lý có hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo phát triển bền vững của đất nước.
Từ việc phân tích những tồn tại, bất cập của pháp luật TNN, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn pháp luật TNN Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nước là tài nguyên quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các loài sinh vật, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với một số ngành sản xuất, là thành phần cơ bản tạo nên môi trường sống. Trong những năm qua việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh. Nhưng, hiện nay, nhu cầu về nước ngày càng lớn do tăng dân số, đô thị hoá và sự phát triển kinh tế - xã hội, trong khi đó, TNN lại có hạn và ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng xấu đến TNN. Thêm vào đó, ô nhiễm nguồn nước đang ở mức “báo động đỏ”, hầu hết nước trên các sông của Việt Nam đều không đạt tiêu chuẩn loại A, nước dưới đất bị khai thác quá mức nên cũng đang có biểu hiện suy thoái. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất đang tới gần.
Không chỉ đời sống nhân dân, nền kinh tế bị ảnh hưởng khi thiếu nước mà việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng đã và đang gây ra những hệ lụy đáng buồn. Hàng loạt “ngôi làng ung thư” xuất hiện trong những năm gần đây là hệ quả của việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong nhiều năm. Đối với sức khoẻ, nguồn nước ô nhiễm là “kẻ giết người thầm lặng”, đối với hệ động thực vật dưới nước, nó là “kẻ huỷ diệt ghê gớm nhất”, còn đối với nền kinh tế, nó là “kẻ ngáng đường”. Ô nhiễm nguồn nước giờ đã trở thành vấn đề toàn cầu và trên thế giới đã coi thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI là thập kỷ về nước. Hoà nhập với xu thế chung của toàn cầu trong việc bảo vệ nguồn nước, Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước. Một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao là biện pháp pháp lý. Bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước vừa ràng buộc mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ TNN, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm vừa định hướng cho họ thực hiện những hành vi có lợi cho nguồn nước.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật TNN Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, nhiều quy định không phù hợp với thực tế đã gây cản trở không nhỏ đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vậy, phải có những công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và đánh giá mọi khía cạnh của các văn bản hiện hành về TNN. Luận văn này cũng không nằm ngoài mục đích đó. Với những cố gắng của Đảng và Nhà nước, sự góp sức của các nhà khoa học, sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc chiến mới “cuộc chiến bảo vệ môi trường”, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ TNN, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, người dân Việt Nam sẽ được sống trong môi trường trong lành và bền vững.
Trong phần nội dung của Luận văn, tác giả đã đánh giá được thực trạng TNN của Việt Nam, tình hình công tác quản lý nhà nước về TNN, các nội dung quản lý, thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về TNN. Đồng thời, tác giả cũng phân tích đánh giá những thành tựu và hạn chế của các văn bản này, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về TNN.
Luận văn này được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình và có hiệu quả của TS. Vũ Quang. Tôi hy vọng rằng Luận văn này không chỉ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến pháp luật TNN mà còn là tài liệu hữu ích cho các nhà làm luật tham khảo, nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống pháp luật TNN Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2010), Đề án “Xây dựng kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu”, Hà Nội
2. Bộ Công nghiệp (2005), Quy hoạch tổng thể về phát triển năng lượng điện ở Việt Nam 2005–2025, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006), Nghiên cứu tổng kết một số mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ TN&MT, Ngân Hàng Thế giới, Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (2003), Diễn biến môi trường Việt Nam, Môi trường nước,
Hà Nội.
5. Bộ TN&MT (2009), Báo cáo Đánh giá tổng quan ngành nước Việt Nam, Hà Nội.
6. Bộ TN&MT (2010), Báo cáo Chính phủ về tình hình hạn hán, thiếu
nước trên lưu vực sông Hồng mùa khô năm 2009-2010, Hà Nội.
7. Bộ TN&MT (2010), Nội dung chuẩn bị cho Bộ trưởng tham dự kỳ họp thứ Bẩy Quốc hội khóa XII, Hà Nội.
8. Bộ TN&MT (2009), Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về Tài nguyên và Môi trường, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
9. Bộ TN&MT (2009), Báo cáo chính phủ về hệ thống sông quốc tế, tình hình khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn và tác động đến nước ta, Hà Nội.
10. Bộ TN&MT (2009), Báo cáo Đánh giá tình hình thực thi Luật Tài
nguyên nước, Hà Nội.
11. Bộ TN&MT (2009), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
12. Bộ TN&MT (2010), Báo cáo thuyết minh Chương trình mục tiêu quốc
gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, Hà Nội.
13. Bộ TN&MT (2006), Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
14. Chính phủ (2008), Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm khu
vực Trung du và Miền núi Bắc bộ”, Hà Nội.
15. Chính phủ (2008), Đề án “Giảm thiểu tác hại của Asen trong nguồn
nước sinh hoạt ở Việt Nam”, Hà Nội.
16. Chính phủ (2006), Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, Hà Nội. 17. Cục Quản lý tài nguyên nước (2009), Báo cáo tình hình công tác
quản lý nhà nước về tài nguyên nước năm 2009, Hà Nội.
18. Cục Quản lý tài nguyên nước (2008), Tài liệu tập huấn “Đánh giá
trữ lượng nước dưới đất”, Hà Nội.
19. Cục Quản lý tài nguyên nước (2010), Thống kê giấy phép của Văn phòng một cửa, Hà Nội.
20. Việt Dũng (2010), “Nghịch lý trong sử dụng nước tưới cà phê ở Đắk Lắk”, Diễn đàn các nhà báo Môi trường Việt Nam.
21. Đảng đoàn Quốc hội (2009), Đề án “Hoàn thiện hệ thống pháp luật
về sở hữu đối với các loại tài sản mới như cổ phiếu, trái phiếu, sở hữu trí tuệ, tài nguyên nước và khoáng sản”, Hà Nội.
22. Đỗ Cao Đàm (2008), Chuyên đề: “Phân tích, so sánh Luật tài nguyên nước của Việt Nam với Luật Tài nguyên nước của Trung Quốc”, dự án “Đánh giá tình hình thực thi Luật Tài nguyên nước phục vụ sửa đổi Luật Tài nguyên nước”, Hà Nội.
23. Phan Khánh (2007), “Quản lý tài nguyên nước”, Báo cáo tham luận
24. Trần Thanh Lâm (2010), “Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trong quản lý, vận hành hồ chứa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tạp chí
Tài nguyên và Môi trường kỳ 2 tháng 3/2010, tr.42-47.
25. Nguyễn Thái Lai (2007), “Khan hiếm nước - một thách thức toàn
cầu”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tháng 3/2007, tr.1-3.
26. Nguyễn Ty Niên (2007), “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn nhiều bất cập”, Báo cáo tham luận tại Hội thảo “50 năm ngành thủy
lợi Việt Nam”, Hà Nội.
27. Ngân hàng Thế giới (2008), Xây dựng chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường trên cơ sở bền vững, Camellia Staykova.
28. Khắc Nguyên (2010), “Vi phạm pháp luật môi trường diễn biến phức tạp và không ngừng gia tăng”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2 - tháng 3/2010, tr. 28-29.
29. Đỗ Hồng Phấn (2005), “Một số vấn đề về mục tiêu tài nguyên nước”, Báo cáo tham luận tại Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, Hà Nội.
30. Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân (2001), Tài nguyên nước Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Phương (2007), “Nước - Nguồn sống đang bị đe dọa”,
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 4 (42) năm 2007, tr17-18.
32. Peter King, Jeremy Bird, Lawrence Haas (2007), “Hiện trạng các tiêu chí môi trường cho phát triển thủy điện ở vùng Mêkông”, Báo
cáo lên ADB, Ban Thư ký MRC và WWF.
33. Quốc hội (1998), Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/5/1998.
34. Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thái Sơn (2009), “Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1 – tháng 7/2009, tr. 12-14.
35. Nguyễn Văn Toàn (2008), “Báo cáo Nước mặt – Hiện trạng và vấn đề”, Báo cáo thành phần thuộc Dự án Đánh giá ngành nước Việt Nam, Hà Nội.
36. Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường (2007), Phân tích ô nhiễm
từ các ngành công nghiệp chế tạo ở Việt Nam, Hà Nội.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Môi trường,
tr. 191-222, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
39. Trường ĐH Luật Hà Nội (2000), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
40. Trần Thị Thanh Tâm (2009), “Nỗ lực tạo ra những bước tiến mới trong công tác quản lý tài nguyên nước”, Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường, kỳ 2 - tháng 7/2009, tr. 19-20
41. Ngô Đình Tuấn (2007), “Bao giờ ngành nước mới có một tổ chức quản lý thống nhất, hiệu quả”, Báo cáo tham luận tại Hội thảo “50 năm ngành thủy lợi Việt Nam”, Hà Nội.