CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM
2.3. Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm
phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc
2.3.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc
Vi phạm pháp luật về TNN là hành vi trái pháp luật, có lỗi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật TNN bảo vệ [38].
Khác với các vi phạm pháp luật khác, việc xác định hành vi vi phạm và hậu quả của vi phạm pháp luật về TNN thường gặp khó khăn vì nó chưa để lại hậu quả trực tiếp, ngay lập tức và khó có thể định lượng được.
Vi phạm pháp luật về TNN có thể là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ TNN; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác, sử dụng TNN,
xả nước thải vào nguồn nước; vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về TNN và các vi phạm khác trong lĩnh vực TNN (khoản 3 Điều 1 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP).
2.3.2. Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về TNN phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước, trước cộng đồng hoặc trước cá nhân bị thiệt hại. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với tổ chức cá nhân có thể là trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, hay trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về TNN một mặt, buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, mặt khác, ngăn chặn được hành vi vi phạm pháp luật TNN từ phía chủ thể khác. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật TNN có thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý sau:
* Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật TNN.
Những cá nhân thuộc đối tượng nêu trên nếu có hành vi vi phạm pháp luật TNN thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự họ còn phải chịu trách nhiệm kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác hoặc buộc thôi việc. Việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức nơi có người vi phạm pháp luật TNN.
* Trách nhiệm hành chính
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về TNN do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải tội phạm và phải bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 34/2005/NĐ-
CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2005/NĐ-CP).
Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN thường là vi phạm các quy định về bảo vệ TNN; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước; vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về TNN và các vi phạm khác trong lĩnh vực TNN (Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP).
Trong lĩnh vực TNN, trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm được áp dụng phổ biến nhất. Việc áp dụng trách nhiệm hành chính được tiến hành bởi người có thẩm quyền bao gồm: chủ tịch UBND các cấp, Chánh thanh tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ TN&MT và của Sở TN&MT.
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN được thực hiện theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP và Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ TN&MT hướng dẫn thi hành Nghị định này. Theo đó, mức phạt tiền cao nhất là 100 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước; khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác (khoản 7 Điều 6 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP) và mức phạt thấp nhất là 50.000 đồng áp dụng đối với hành vi khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thuộc diện phải đăng ký nhưng không làm thủ tục đăng ký (khoản 1 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP)…
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép về TNN; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục lại tình trạng ban đầu; khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước; buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép; buộc cung cấp đầy đủ các dữ liệu, thông tin về TNN (khoản 1, 2, 3 Điều 7 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP).
Mặc dù, quy định khá chi tiết các hành vi vi phạm và mức phạt nhưng cả hai văn bản nêu trên đều chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, mức phạt đưa ra còn quá thấp, không đủ sức răn đe nên nhiều khi doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn hình thức bị xử phạt mà không thực hiện theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, những biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung trong hai văn bản này chưa đồng bộ khiến cho việc áp dụng trong thực tế gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn.
* Trách nhiệm dân sự:
Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về TNN chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là loại trách nhiệm được đặt ra khi chủ thể vi phạm pháp luật về TNN có lỗi và gây hậu quả. Vì thế, trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực này phải dựa trên cơ sở có hành vi trái pháp luật TNN; có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra và có lỗi của người vi phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực TNN được quy định tại Điều 71 Luật TNN. Theo đó, người nào có hành vi gây suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; không tuân theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố về nguồn nước, phá hoại hoặc gây mất an toàn công trình thuỷ lợi… gây thiệt hại cho tổ chức cá nhân khác hay cho cộng đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra. Tuy nhiên, cơ chế bồi thường như thế nào và nguyên tắc xác định thiệt hại ra sao thì chưa được đề cập rõ.
* Trách nhiệm hình sự
Ngoài việc bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, các cá nhân vi phạm pháp luật về TNN còn có thể bị áp dụng trách nhiệm hình sự. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về TNN gây hậu quả nghiêm trọng. Để áp dụng được loại trách nhiệm này phải xác định được hành vi vi phạm đã gây hậu quả nghiêm trọng. Trong Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) quy định hai loại tội phạm về TNN tại Điều 172 Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và Điều 183 Tội gây ô nhiễm nguồn nước.
Mặc dù, Điều 172 và Điều 183 đều quy định khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù và có hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 50.000.000 đồng (Điều 183) hoặc 500.000.000 đồng (Điều 172) nhưng để khởi tố vụ án hình sự về hai tội danh này rất khó khăn thậm chí, không thể khởi tố được.
Thực tế đã chứng minh, Công ty Vedan Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải. Dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng rất rõ, hàng vạn người dân sống dọc sông Thị Vải bị ảnh hưởng, Nhà nước sẽ phải đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để khôi phục nguồn nước mà khó có khả năng khôi phục được. Nhưng sự việc này không thể khởi tố vụ án hình sự được vì pháp luật hình sự Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân mà không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơ quan, tổ chức.
Như vậy, chế tài hình sự tuy có quy định nhưng lại khó áp dụng trong thực tế, vì thế không đủ sức răn đe nên đã làm giảm tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về TNN.
Qua phân tích trên cho ta thấy, pháp luật về TNN đã quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về TNN. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thực hiện các quy định này trên thực tế chưa cao, các quy định không đủ sức răn đe nên tình trạng vi phạm pháp luật về TNN vẫn diễn ra phổ biến.
Kết luận Chƣơng 2
Bằng phương pháp thống kê, phân tích những quy định của pháp luật TNN đã cho ta thấy Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý TNN. Nhưng muốn quản lý, bảo vệ TNN có hiệu quả đòi hỏi phải có một hệ thống cơ quan quản lý đủ mạnh, cơ cấu, tổ chức rõ ràng từ Trung ương đến địa phương, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, trong những năm qua dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, từng bước kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, chức năng còn chồng chéo, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng đã gây khó khăn cho công tác quản lý.
Chương 2 cũng cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về nội dung của công tác quản lý nhà nước về TNN, những ưu điểm và hạn chế của các văn bản được ban hành. Thực hiện nội dung quản lý này, trong những năm qua, Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về TNN, cùng với việc thực hiện nhiều chiến lược, chương trình, mục tiêu quốc gia và các đề án lớn đã góp phần ổn định kinh tế, dân sinh và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy kết quả không được như mong muốn nhưng cũng thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc kiến tạo một nước Việt Nam trong lành và phát triển bền vững trong tương lai.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN được đề cập ở khá nhiều văn bản, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, một số quyền của các chủ thể này vẫn còn nhiều bất hợp lý. Thêm vào đó, chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về TNN lại không đủ sức răn đe đã khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng diễn ra phổ biến, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, bệnh tật do sử dụng nguồn nước ô nhiễm ngày càng gia tăng đã gây ra gánh nặng cho Nhà nước và xã hội. Bởi vậy, để hạn chế ô nhiễm nguồn nước thì chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu, trong đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật TNN là một trong những biện pháp quan trọng nhất.
CHƢƠNG 3 - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tài nguyên nƣớc 3.1.1. Công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc
Nước là nguồn gốc của sự sống, là yếu tố quyết định sự sống còn cho mọi sinh vật, quyết định sự phát triển của mọi ngành kinh tế và xã hội. Vai trò quan trọng của nước sánh ngang với không khí, không thể thiếu và không thể thay thế. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của TNN nên bước sang thế kỷ 21 cộng đồng quốc tế đã xem nước là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. Việt Nam cũng không ngoại lệ, nên vào năm 2002 Quốc hội đã thành lập Bộ TN&MT tách chức năng quản lý nhà nước về TNN ra khỏi chức năng cung cấp dịch vụ để quản lý TNN chặt chẽ hơn, có hiệu quả hơn. Kể từ khi Bộ TN&MT được thành lập công tác quản lý nhà nước về TNN đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt sau đây:
Thứ nhất, công tác hoàn thiện thể chế về TNN đã có bước tiến vượt bậc. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 2003 đến tháng 6/2010), tổng cộng đã có 25 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 05 Nghị định của Chính phủ; 01 Quyết định, 01 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 18 thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về TNN được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng để đưa Luật TNN vào cuộc sống. Để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về TNN Chính phủ đã giao cho Bộ TN&MT chủ trì soạn thảo Luật TNN (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội khóa XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ Nhất (tháng 6/2011). Ở địa phương, trước khi các Sở TN&MT được thành lập, chưa thực sự triển khai công tác quản lý nhà nước về TNN. Các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về TNN ở địa phương hầu như chưa được ban hành. Nhưng từ khi Bộ TN&MT được thành lập cho đến nay, đã có 55 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trên 100 văn bản về TNN [40].
Thứ hai, công tác quy hoạch TNN đã được triển khai. Hiện tại, Bộ
TN&MT đang cùng các tỉnh xây dựng bốn quy hoạch TNN lưu vực sông và bốn quy hoạch TNN vùng lãnh thổ, gồm các lưu v ực sông Đồng Nai, sông Ba, sông Cầu, sông Hương , các vùng kinh tế trọng đi ểm Bắc Bộ, phía Nam, vùng cực Nam Trung Bộ và vùng bán đ ảo Cà Mau [17].
Thứ ba, công tác điều tra cơ bản TNN đã được triển khai trên tất cả các mặt. Đến nay, một số lưu vực sông lớn và vùng kinh tế trọng điểm đã hoặc đang được điều tra, đánh giá tổng quan TNN, tình hình khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước và tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Alat điện tử và bộ bản đồ dạng số lưu vực sông của toàn bộ hệ thống sông, suối Việt Nam cũng đang được hoàn chỉnh để công bố và chuyển giao cho 63 tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khai thác, sử dụng [40]. Đây là cơ sở, nền tảng hết sức quan trọng phục vụ công tác quy hoạch, khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN của các Bộ, ngành, các lĩnh vực kinh tế ở Trung ương và địa phương.
Ngoài ra, Chính phủ còn giao cho Bộ TN&MT thực hiện một số đề án có ý nghĩa xã hội cao như Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ” nhằm giải quyết những nhiệm vụ có tính cấp bách để đảm bảo cấp nước cho nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [14]. Đề án "Giảm thiểu tác hại của Asen trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam” nhằm khoanh vùng trên bản đồ các xã, khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao; đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước nhiễm Asen tới sức khoẻ cộng đồng; đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại của nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm Asen [15].
Ở địa phương, nhiều tỉnh đã chủ động bố trí ngân sách để đầu tư cho các dự án về điều tra , khảo sát, đánh giá TNN, hiê ̣n tra ̣ng khai thác , sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước, lập quy hoạch TNN, xây dựng cơ sở dữ liê ̣u TNN ở địa phương. Tổng số kinh phí đã đư ợc các địa phương đầu tư cho th ực hiê ̣n các dự án , đề án về TNN là hơn 47 tỷ đồng . Một số tỉnh đã có đầu tư khá l ớn