Dự báo xu hƣớng các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 99 - 101)

3.1. Dự báo xu hƣớng các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Việt Nam Việt Nam

Theo báo cáo “Đánh dấu tiến bộ trong xóa bỏ lao động trẻ em: Các đánh giá và xu hƣớng toàn cầu năm 2000-2012 của ILO”, xu hƣớng số lƣợng lao động trẻ em giảm trên phạm vi toàn cầu từ 16% xuống còn dƣới 11%. Đây là sự tiến bộ đáng ghi nhận khi lao động trẻ em giảm 47 triệu cùng kỳ từ năm 2008 đến năm 2012. Tổng số trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 17 tham gia công việc nguy hiểm đã giảm hơn một nửa trong khoảng 12 năm, từ 171 xuống 85 triệu, tỷ lệ từ 11% năm 2000 xuống còn 5% năm 2012. Xu hƣớng tuổi trẻ em trong công việc nguy hiểm giảm ở hầu hết các nhóm tuổi nhƣng giảm rõ rệt nhất ở trẻ từ 5-14 tuổi, trẻ trong tuổi từ 15-17 tuổi giảm chậm hơn. Xu hƣớng giới tính trong công việc nguy hiểm cho thấy trẻ em gái trong độ tuổi 5-17 giảm nhiều hơn so với các trẻ em trai. Xu hƣớng lao động trẻ em nặng nhọc trong các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi, tỷ lệ lao động trẻ em trong ngành dịch vụ tăng tuy lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao [48]. Báo cáo này đánh giá tiến trình thực hiện mục tiêu lao động trẻ em đang chậm lại nếu xu hƣớng này tiếp tục chúng ta sẽ không đạt đƣợc mục tiêu loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2016. Và trên thực tế là đến thời điểm hiện tại, mục tiêu này đã không đạt đƣợc ở hầu hết các quốc gia.

Ở Việt Nam số trẻ em có nguy cơ tham gia các công việc lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại còn cao chiếm 75% số lao động trẻ em [6], tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn nữa. Các hoạt động giảm thiểu các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vẫn chƣa đạt hiệu quả mong muốn. Các

mô hình can thiệp, thí điểm xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất vẫn chƣa có tổng kết đánh giá hiệu quả và nhân rộng để thực hiện. Với những hoạt động, lỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua, có thể nhận định số lao động trẻ em trong các công việc nguy hiểm độc hại sẽ giảm đi nhƣng tốc độ giảm không nhanh. Xu hƣớng tuổi của trẻ em trong lao động nặng nhọc, độc hại sẽ thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, số trẻ trong độ tuổi 5-12 sẽ giảm đi nhiều hơn so với độ tuổi từ 15-17. Trẻ tham gia lao động trong các ngành kinh tế cũng sẽ có sự thay đổi, tỷ lệ trẻ lao động trong các ngành dịch vụ sẽ tăng lên khi tỷ lệ trong ngành nông ngƣ nghiệp sẽ giảm đi song vẫn giữ tỷ lệ chủ yếu. Kinh tế Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng thông qua việc tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EU, vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế về lao động, trong đó có vấn đề lao động trẻ em sẽ ngày càng đƣợc đƣợc quan tâm nhiều hơn. Việc nhà nƣớc lên kế hoạch xây dựng và ban hành Chƣơng trình quốc gia xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cũng sẽ giúp cho mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ em tham gia các hình thức lao động tồi tệ là có khả năng thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, để kiểm soát các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2020 hay xóa bỏ hoàn toàn lao động trẻ em vào năm 2025 dƣờng nhƣ không phải là mục tiêu khả thi trƣớc thực trạng của nƣớc ta hiện nay.

Bên cạnh trẻ em lao động trong công việc nguy hiểm, độc hại thì các hình thức lao động trẻ em tồi tệ khác nhƣ nô lệ hoặc hình thức tƣơng tự nhƣ nô lệ nhƣ buôn bán trẻ em, dùng trẻ em để gán nợ, cƣỡng bức trẻ em vào lính trong các cuộc xung đột; mại dâm trẻ em; sử dụng trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp nhƣ sản xuất và buôn bán ma túy… chƣa đƣợc thống kê đầy đủ để nhận thức đúng thực trạng. Đồng thời các hình thức này ngày càng có xu hƣớng tăng lên về tính chất nghiêm trọng, quy mô có tổ chức và mức độ tinh

vi hơn. Quá trình hội nhập và sự mở cửa của nền kinh tế thị trƣờng, những ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu… sẽ dẫn tới những biến động trong hoạt động xóa bỏ LĐTE. Tƣ tƣởng thực dụng, kiếm tiền bằng mọi giá làm các giá trị đạo đức thay đổi, các hành vi mua bán trẻ em, lợi dụng để trục lợi và bóc lột trẻ em càng nhiều hơn. Trong những năm qua ngành du lịch trong nƣớc phát triển mạnh thu hút nhiều thành phần dân cƣ và cả du khách nƣớc ngoài, từ đó hiện tƣợng bóc lột tình dục trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn và dần dần là cả các địa điểm du lịch nổi tiếng. Tất cả những xu hƣớng này cũng có sự ảnh hƣởng tới hoạt động xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.2. Phƣơng hƣớng cơ bản hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ các các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 99 - 101)