Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ các hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 105 - 113)

Để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất có hiệu quả cần phải kết hợp nhiều các biện pháp khác nhau trong đó trƣớc hết phải kể đến giải pháp về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Hoàn thiện pháp luật có thể coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, là cơ sở pháp lý cho việc triển khai phát hiện, ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ nhất. Một số giải pháp để hoàn thiện hệ pháp luật gồm:

3.3.1. Cần thống nhất các các khái niệm, định nghĩa liên quan

Trƣớc hết cần quy định rõ các khái niệm để phù hợp với quy định của Công ƣớc 182 ILO và đồng thời thống nhất khái niệm trong các văn bản luật trong nƣớc. Chúng ta cần đƣa ra các khái niệm thế nào là “các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”, “ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” và sử dụng một cách thống nhất trong các văn bản pháp luật. Xác định các khái niệm, định nghĩa cho các thuật ngữ đồng thời đƣa ra cá dấu hiệu nhận biết về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, nạn nhân của các hình thức lao động này là nền tảng cho việc ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Việc đƣa ra định nghĩa và xác định nội hàm của các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất giúp cho các chủ thể thực hiện pháp luật nhận thức một cách đầy đủ và không bị nhầm lẫn với các tội phạm khác. Quy định thống nhất các định nghĩa và khái niệm giúp cho việc xây dựng các văn bản pháp luật sẽ đúng mục tiêu, phạm vi cần điều chỉnh mà không bị bỏ xót bất kỳ hình thức lao động tồi tệ nào đối với trẻ em.

Ngoài ra, để phù hợp với các quy định về độ tuổi của trẻ em theo Công ƣớc 182 ILO và một số luật quốc tế khác nhƣ Nghị định thƣ về Ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị buôn bán ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ƣớc về chống tội phạm xuyên quốc gia của Liên hợp quốc, cần có sự sửa đổi độ tuổi trẻ em trong pháp luật Việt Nam. Theo đó Công ƣớc 182 ILO và Nghị định thƣ Palermo đều quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi. Đồng thời các văn bản luật quốc tế cũng thƣờng có những quy định khác biệt bảo vệ những đối tƣợng là trẻ em, có sự khác biệt và chặt chẽ hơn so với các quy định về đối tƣợng là ngƣời trƣởng thành. Tuy nhiên, Luật trẻ em năm 2016 quy định “trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi”. Việc quy định nêu trên sẽ khiến việc bảo vệ các đối tƣợng từ 16-18 tuổi không đƣợc hƣởng các quy định bảo vệ đối với trẻ em.

3.3.2. Xây dựng một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao về xóa bỏ lao động trẻ em nói chung và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Hiện tại quy định về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất chƣa đƣợc quy định trong bất kỳ văn bản pháp lý nào. Thực trạng về lao động trẻ em ở Việt Nam theo kết quả điều tra năm 2012 cho thấy đây đang là vấn đề nổi cộm và cần đƣợc quan tâm đúng mức. Hơn 1.3 triệu lao động trẻ em với 75% trong số đó đang phải lao động trong các công việc có nguy cơ nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc, điều này sẽ gây tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần, ảnh hƣởng tới nguồn lao động trong tƣơng lai. Tuy nhiên, các quy định về xóa bỏ lao động trẻ em chƣa đƣợc thống nhất mà nằm rải rác ở nhiều các luật khác nhau. Một số hình thức lao động tồi tệ nhất chƣa đƣợc nhìn nhận thức là một dạng lao động trẻ em. Trƣớc thực trạng đó đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để điều chỉnh về vấn đề lao động trẻ em, nêu bật tính cấp bách của việc ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. Văn bản này cần

quy định rõ đối tƣợng bảo vệ, các hành vi cần ngăn chặn và loại bỏ khẩn cấp, phạm vi áp dụng. Quy định về cơ quan quản lý và xử lý các vấn đề khi phát hiện, ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan này.

3.3.3. Nghiên cứu bổ sung quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng lao động chưa thành niên

Điều 164 BLLĐ quy định không đƣợc sử dụng ngƣời từ 13 đến dƣới 15 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ LĐTB&XH quy định. Tuy nhiên, theo quy định của Công ƣớc 138 ILO trẻ em đủ 13/12 tuổi có thể tham gia các công việc nhẹ không ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhƣ vậy, đây là một quy định không tƣơng thích với pháp luật quốc tế cần đƣợc nghiên cứu sửa đổi.

Hiện tại khi sử dụng lao động chƣa thành niên ngƣời sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền yêu cầu. Để quản lý chặt chẽ hơn trong việc sử dụng ngƣời lao động chƣa thành niên, có thể quy định các đơn vị, cơ sở, công ty trƣớc khi tuyển dụng, sử dụng ngƣời lao động chƣa thành niên phải gửi đơn xin phép và đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thẩm tra, xác nhận các công việc hay phân đoạn làm việc cần tuyển dụng và sử dụng lao động trẻ em của các cơ sở sản xuất này không thuộc danh mục các công việc cấm sử dụng trẻ em theo thông tƣ 10/2013/BLĐTBXH, sau đó duyệt đơn cấp phép cho các chủ thể này [26].

3.3.4. Ban hành quy định về ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em ở các khu vực phi chính thức, kinh tế hộ gia đình

Đa phần các trƣờng hợp trẻ em lao động trong các hình thức tồi tệ nhất đều nằm ngoài các quan hệ lao động đƣợc pháp luật điều chỉnh. Các quy định

của pháp luật chỉ áp dụng với các trƣờng hợp trẻ em tham gia quan hệ lao động mà chƣa điều chỉnh đƣợc các trƣờng hợp lao động trẻ em tại khu vực phi kết cấu, ở các hộ gia đình hay ở nông thôn. Trong khi số trẻ tham gia quan hệ lao động (làm thuê) chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động trẻ em. Thực tế cho thấy tuy chiếm số lƣợng lớn nhƣng lao động trẻ em trong khu vực kinh tế này đang bị bỏ ngỏ, không có sự quản lý và sự bảo vệ từ cơ quan nhà nƣớc. Chỉ khi trẻ bị lạm dụng, bóc lột, bạo hành gây hậu quả rất nghiêm trọng thì mới đƣợc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Trẻ tham gia lao động đa phần không có thỏa thuận, hợp đồng, bị bóc lột sức lao động và trả mức lƣơng rẻ mạt. Do đó cần có các quy định hiệu quả để bảo vệ trẻ em trong các khu vực kinh tế này. Tuy vậy, đây là biện pháp hoàn toàn không dễ dàng do khu vực kinh tế phi kết cấu thƣờng manh mún, nhỏ lẻ và rất khó quản lý. Các cơ sở sản xuất tƣ nhân thƣờng có sự đối phó, giấu diếm khi có sự kiểm tra của thanh tra lao động. Hơn nữa đa phần các hộ gia đình sử dụng trẻ em trong sản xuất nhƣ một cách trƣng dụng “ngƣời nhà”, tâm lý của ngƣời dân cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng vẫn coi đó là điều bình thƣờng và không cần phải can thiệp hay ngăn chặn. Để xây dựng đƣợc quy định pháp luật bảo vệ trẻ em trong khu vực kinh tế phi chính thức cần có sự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ các điển hình trên thế giới đồng thời phải đánh giá, chọn lọc để áp dụng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

3.3.5. Tăng cường chế tài pháp lý đủ mạnh để răn đe đối với các vi phạm về sử dụng trẻ em trong các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Các chế tài trong lĩnh vực này đã đƣợc quy định cả về xử phạt hành chính bằng phạt tiền đồng thời có cả xử lý hình sự bằng các hình phạt tù. Tuy nhiên, chế tài thƣờng xuyên đƣợc áp dụng là xử phạt về hành chính, các mức phạt tiền cũng không cao, chƣa đủ sức răn đe đối với các chủ thể vi phạm. Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là những vi phạm nghiêm trọng gây

hậu quả ảnh hƣởng rất tiêu cực đối với trẻ em. Để xử lý hiệu quả cần xây dựng quy định rõ chế tài xử lý đối với các vi phạm. Cụ thể đối với các hình thức nô lệ, buôn bán trẻ em, bóc lột tình dục trẻ em, sử dụng trẻ em trong buôn bán ma túy, vi phạm pháp luật thì khi phát hiện sẽ không xử lý bằng xử phạt hành chính mà áp dụng xử lý hình sự. Đối với hình thức sử dụng trẻ em trong các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tùy tính chất, mức độ nghiêm trọng sẽ xem xét xử lý hành chính bằng mức cao nhất, nếu có tái phạm sẽ xử lý hình sự theo luật định. Ngoài ra, có thể nghiên cứu để nâng cao mức chế tài khi xử lý vi phạm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, tăng cả mức phạt tiền trong xử phạt hành chính và mức hình phạt đối với các tội phạm liên quan đến các hình thức này.

3.3.6. Sửa đổi đối tượng về buôn bán trẻ em trong Pháp luật Việt Nam để tương thích với pháp luật Quốc tế

Để điều chỉnh hành vi buôn bán ngƣời và buôn bán trẻ em, bên cạnh Luật Phòng chống mua bán ngƣời, Bộ luật Hình sự (2105) cũng quy định các tội phạm trực tiếp liên quan tới mua bán trẻ em tại Điều 151: Tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi. Theo đó, hành vi mua bán đánh tráo hoặc hiếm đoạt trẻ em dƣới bất kỳ hình thức nào có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm, phạm tội thuộc các tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Về cơ bản pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá đầy đủ để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bị buôn bán với các chế tài nghiêm khắc, có thể thấy rõ sự nghiêm khắc qua việc các hình phạt đối với tội này trong BLHS 2015 cao hơn so với BLHS 1999. Tuy nhiên, đối tƣợng đƣợc bảo vệ theo Điều 151 BLHS (2015) chƣa tƣơng thích với đối tƣợng là trẻ em đƣợc bảo vệ trong “buôn bán ngƣời” theo Điều 3 Nghị định thƣ Palermo. Cụ thể: Điều 151 BLHS áp dụng bảo vệ đối với những ngƣời dƣới 16 tuổi, trong khi đó theo Khoản d) Điều 3 Nghị định thƣ Palermo, trẻ em nghĩa là bất kỳ ngƣời

nào dƣới 18 tuổi. Đồng thời Nghị định thƣ cũng quy định: việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ chỉ cần nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là "buôn bán ngƣời" ngay cả khi việc này đƣợc thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào nhƣ: sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thƣơng hay bằng việc đƣa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt đƣợc sự đồng ý của một ngƣời đang kiểm soát những ngƣời khác. Nghĩa là những ngƣời dƣới 18 tuổi thì chỉ cần có hành vi vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp nhằm mục đích bóc lột mà không cần thỏa mãn về các cách thức, thủ đoạn thực hiện đã bị coi là “buôn bán ngƣời”. Quy định này của Nghị định thƣ Palermo cho thấy sự bảo vệ chặt chẽ hơn cho những ngƣời dƣới 18 tuổi, các quy định này thể hiện sự khác biệt với về cách thức thực hiện buôn bán ngƣời với ngƣời trƣởng thành. Vì vậy, việc Pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi sẽ làm những ngƣời ở độ tuổi từ 16- 18 tuổi chỉ đƣợc bảo vệ bởi quy định buôn bán ngƣời đối với những ngƣời trƣởng thành và không đƣợc sự bảo vệ chặt chẽ nhƣ với trẻ em theo tinh thần của Nghị định thƣ Palermo. Để phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế cần có sự sửa đổi độ tuổi quy định về trẻ em trong Luật Trẻ em 2016 từ “Trẻ em là công dân dƣới 16 tuổi” thành “trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 18 tuổi” [40].

3.3.7. Hoàn thiện pháp luật trong vi phạm về sử dụng trẻ em trong hoạt động mại dâm, sản xuất văn hóa phẩm khiêu dâm

Tại Việt Nam hiện nay tình hình thực trạng sử dụng trẻ em vào hoạt động mại dâm có diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức trong quá trình xử lý vi phạm. Những vi phạm này thƣờng khó phát hiện, bị che dấu bởi các chủ thể và chính cả nạn nhân. Cùng với sự phát triển của kinh tế và du lịch, vi phạm về sử dụng trẻ em trong hoạt động mại dâm ngày càng phức tạp về hình thức hoạt động cũng nhƣ gia tăng cả về số lƣợng. Liên quan đến mại dâm trẻ

em Bộ luật Hình sự đã hình sự hóa các hành vi: môi giới mại dâm, mua dâm ngƣời dƣới 18 tuổi và chứa chấp mại dâm. Trong đó các trƣờng hợp vi phạm với trẻ từ 13 đến dƣới 16 tuổi thì mức phạt cao hơn đối với độ tuổi từ 16 đến 18. Tội chứa chấp mại dâm trẻ em có mức phạt tù cao hơn so với hai tội còn lại. Đáng lƣu ý là đối với nạn nhân dƣới 13 tuổi thì pháp luật không quy định điều luật riêng cho các hành vi chứa chấp, môi giới, mua dâm mà mọi trƣờng hợp giao cấu với ngƣời dƣới 13 tuổi đều bị coi là phạm tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi và bị phạt tù lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với các tình tiết tăng nặng. Những ngƣời mua dâm với ngƣời dƣới 13 tuổi sẽ xử lý tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi, ngƣời môi giới và chứa chấp sẽ xử lý đồng phạm. Do đó cần xem xét nghiên cứu về việc có cần thiết quy định riêng tội về môi giới, chứa chấp mại dâm đối với trẻ dƣới 13 tuổi hay không do bản chất các tội phạm này khác nhau. Vì nếu có hành vi chứa chấp hoặc môi giới mại dâm đối với trẻ dƣới 13 tuổi nhƣng chƣa có hành vi mua dâm thì việc chứa chấp hoặc môi giới đó có bị xử lý là về tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi hay không? Bởi rằng hành vi chứa chấp hoặc môi giới mại dâm không có quy định đối với ngƣời dƣới 13 tuổi.

Đối với quy định tại Điều 326 BLHS: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với ngƣời dƣới 18 tuổi thì phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi có các tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, BLHS 2015 chƣa quy định riêng hành vi truyền bá văn hóa phẩm khiêu dâm ngƣời lớn và các sản phẩm văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, cần có sự phân biệt giữa hai loại hình này. Đồng thời hành vi tàng trữ văn hóa phẩm đổi trụy không nhằm mục đích phổ biến, phát tán văn hóa phẩm khiếu dâm trẻ em cũng không bị quy định là phạm tội. Cần có quy định điều chỉnh đối với hành vi tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em nhƣng không nhằm mục đích phân phát cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình sự hóa việc tàng trữ sản phẩm khiêu dâm trẻ

em không cần chứng minh mục đích phát tán là phù hợp với Nghị định thƣ không bắt buộc của Công ƣớc quyền trẻ em về Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 105 - 113)