Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 113 - 130)

Cùng với các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thì các giải pháp về chính sách, chƣơng trình hành động cùng các giải pháp xã hội có vai trò quan trọng trong ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

3.4.1. Xây dựng và thực hiện chương trình hành động quốc gia về ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và các mô hình can thiệp phù hợp

Chƣơng trình hành động quốc gia nhấn mạnh tính cấp bách, sự ƣu tiên trong chính sách của mỗi quốc gia và là giải pháp hữu hiệu trong ngăn chặn

và xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em. Xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia là một trong những nghĩa vụ của các quốc gia thành viên để thực hiện các mục tiêu của Công ƣớc 182 ILO. Về nguyên tắc chƣơng trình hành động quốc gia khi xây dựng phải đƣợc lấy ý kiến của các tổ chức chính phủ, ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và xem xét quan điểm của các nhóm liên quan. Chƣơng trình hành động quốc gia cần đƣợc xây dựng với những mục tiêu cụ thể và khả thi, phù hợp với thực trạng tình hình lao động trẻ em khả năng thực hiện xóa bỏ lao động trẻ em tại Việt Nam. Đối tƣợng của chƣơng trình có thể khoanh vùng là trẻ em tham gia, là nạn nhân của các công việc thuộc các hình thức lao động tồi tệ nhất với trẻ em, cha mẹ của trẻ và những ngƣời sử dụng lao động thuộc các hình thức nêu trên. Xây dựng các chƣơng trình thí điểm, có những các cơ chế can thiệp phù hợp với điều kiện của lao động trẻ em tại Việt Nam, quy định những biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ hiệu quả đối với trẻ em là nạn nhân của các hình thức lao động tồi tệ nhất. Nghiên cứu, đánh giá các chƣơng trình hỗ trợ và thí điểm của tổ chức ILO tại Việt Nam nhƣ: mô hình phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực du lịch tại khu vực miền núi dân tộc ít ngƣời tại Sapa, Lào Cai; mô hình phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh bắt cá ở một làng bè tại Đồng Nai; mô hình phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở làng nghề truyền thống chế tác gỗ và đá mỹ nghệ ở Thƣờng Tín, Hà Nội. Đây là những mô hình đã đƣợc ILO tài liệu hóa làm thí điểm để áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ thích hợp đối với từng địa phƣơng, từng ngành nghề tại Việt Nam. Bộ tài liệu đã đánh giá thực trạng ở các địa phƣơng, đƣa vào áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm thiểu lao động trẻ em, tổng kết các khó khăn thách thức và những hiệu quả đã đạt đƣợc của từng chƣơng trình. Đây là những mô hình, tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn cao trong quá trình nghiên cứu và đƣa ra

các giải pháp phù hợp để xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia về xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. Ngoài ra, cũng cần quy định nguồn ngân sách hoạt động của chƣơng trình và các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý chính, của các cơ quan, ban ngành liên quan.

Cùng với việc xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia, cần nghiên cứu để xây dựng cơ chế cấp quốc gia để giám sát và thực hiện những quy định quốc gia về cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất theo đúng tinh thần của Công ƣớc 182 ILO.

3.4.2. Nâng cao nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật, đảm bảo vai trò của giáo dục trong ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Nhận thức của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là hoạt động vô cùng quan trọng, nâng cao nhận thức sẽ góp phần giải quyết một trong những nguyên nhân căn bản của tình trạng lao động trẻ em. Tùy từng chủ thể khác nhau mà các biện pháp nâng, nội dung tuyên truyền, giáo dục để cao nhận thức đƣợc xây dựng và thực hiện cũng khác nhau.

Với những cán bộ các cơ quan nhà nƣớc cần thực hiện đào tạo, tập huấn các kiến thức về lao động trẻ em, nguyên nhân, hậu quả của nó, khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan. Thực hiện đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực và hiểu biết của các cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý, tập huấn các kỹ năng truyền thông và xử lý hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của các hình thức lao động tồi tệ nhất. Công tác đào tạo đối với các cơ quan nhà nƣớc phải nhằm mục đích nâng cao hiểu biết, cung cấp nhận thức đầy đủ về lao động trẻ em đặc biệt là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đồng thời cho các cán bộ thấy rõ tầm quan trọng của việc phối hợp thực hiện từ nhiều cơ quan ban ngành và vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân thực hiện phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.

Đối với những ngƣời sử dụng lao động ngoài việc phổ biến các kiến thức cơ bản về lao động trẻ em hay các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất thì còn cần bổ sung các kiến thức pháp luật về các nguyên tắc sử dụng lao động chƣa thành niên, quy định về giao kết hợp đồng, lập sổ theo dõi, đăng ký sử dụng ngƣời lao động chƣa thành niên, các chế tài xử lý đối với các vi phạm trong lĩnh vực này. Tận dụng vai trò của các hội, nhóm, tổ chức của ngƣời sử dụng lao động để các hội nhóm này trong hoạt động của mình sẽ vận động các thành viên thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động trẻ em.

Để nâng cao nhận thức đối với cộng đồng dân cƣ, trẻ em là nạn nhân và cả cha mẹ của trẻ cần có các chiến dịch tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau gồm các biện pháp trực tiếp và gián tiếp lồng ghép vào các hoạt động văn hóa cộng đồng. Các hoạt động trực tiếp có thể mở các buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức cơ bản về lao động trẻ em, thế nào là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, các quy định của pháp luật. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, ranh giới giữa trẻ em giúp gia đình lao động với lao động trẻ em rất gần. Vì thế, các gia đình phải đƣợc truyền thông đầy đủ giúp các bậc cha mẹ nhận thức về quyền trẻ em, trẻ có thể lao động ở mức độ nào, làm những công việc gì. Cha mẹ không nên khuyến khích con làm việc quá sức hoặc quá quá sớm. Các buổi tuyên truyền phải đƣợc tổ chức công khai, đi xuống địa bàn cơ sở để thực hiện tuyên truyền tới từng ngƣời dân. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền có thể phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình và thông qua hệ thống loa tại phƣờng xã để đƣa các chuyên mục, bản tin phổ biến kiến thức về lao động trẻ em. Tổ chức giáo dục nhận thức cho học sinh, thầy cô giáo trong các trƣờng học về lao động trẻ em, lồng ghép kiến thức lao động trẻ em vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho trẻ để tăng hiệu quả tuyên truyền. Tăng cƣờng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tại cơ sở có thể là những ngƣời trong hội phụ nữ hoặc đoàn thanh niên,

đoàn thể các cấp. Tận dụng tối đa vai trò của các cơ quan đoàn thể trong nhân dân để tuyên truyền, phát hiện những trƣờng hợp lao động trẻ em tồi tệ nhất nhƣ: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội thanh niên cơ sở. Xây dựng và phát triển các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động để thực hiện mục tiêu phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em tại địa phƣơng.

Các nội dung tuyên truyền, giáo dục nhận thức phải rõ ràng, dễ hiểu, mang tính đại chúng cao tránh giáo điều, cứng nhắc khó hiểu gây khó tiếp cận tới ngƣời dân. Các bộ tài liệu tập huấn cần xây dựng phù hợp cho từng loại đối tƣợng khác nhau. Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu dựa trên phƣơng pháp SCREAM của ILO để phù hợp với thực trạng của Việt Nam.

Đảm bảo cho trẻ đƣợc đến trƣờng sẽ góp phần giảm thiểu các hình thức lao động trẻ em, đây là biện pháp đã đƣợc ghi nhận và áp dụng có hiệu quả tích cực từ những điển hình xóa bỏ lao động trẻ em trên thế giới. Trong những năm qua nƣớc ta cũng có nhiều sự tiến bộ trong cải cách và đảm bảo giáo dục phổ cập. Nhiều chính sách của Đảng và nhà nƣớc đã đƣợc đƣa ra nhƣ: thực hiện phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, giáo dục tiểu học không thu học phí, xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, miễn giảm học phí và hỗ trợ cho học sinh nội trú, trẻ trong các hộ nghèo và cận nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, thực hiện dự án giáo dục tiểu học cho trẻ khó khăn… Tuy nhiên, trong tổng số 1.75 lao động trẻ em trên cả nƣớc có tới 54,8% bỏ học hoặc chƣa từng đi học [6]. Trẻ tham gia lao động và không đƣợc đi học sẽ ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ, về lâu dài sẽ dẫn tới suy yếu lực lƣợng lao động của đất nƣớc trong tƣơng lai. Các giải pháp để nâng cao tỷ lệ lao động trẻ em đi học cần có những chính sách phù hợp nhƣ phổ cập các bậc giáo dục, miễn học phí đến bậc trung học cơ sở, phát triển thêm các trƣờng học, hỗ trợ với trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện vừa học vừa làm… Các trƣờng học, cơ sở giáo dục cần đƣợc nâng cao nhận thức của thầy cô giáo về lao động trẻ em,

chống phân biệt đối xử với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để trẻ là nạn nhân của các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất hòa nhập tại trƣờng học. Phổ cập giáo dục và miễn giảm học phí sẽ giúp tăng khả năng đi học của trẻ đặc biệt là ở các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời chính sách hợp lý tạo điều kiện vừa học vừa làm giúp trẻ vẫn duy trì hoạt động lao động ở công việc phù hợp để hỗ trợ gia đình.

Bên cạnh các chính sách để đảm bảo cho trẻ tới trƣờng cần đẩy mạnh công tác dạy nghề, nâng cao đầu tƣ về chất lƣợng và cơ sở vật chất, hỗ trợ nguyên vật liệu thực hành cho các trƣờng dạy nghề. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả nhƣ: Mô hình dạy nghề thay thế cho trẻ em lang thang hồi gia; Mô hình học văn hoá kết hợp học nghề và thực hành có thu nhập, mô hình này trong lúc tiếp tục học văn hoá thì trẻ em đƣợc học nghề và mang lại thu nhập cho các em.

3.4.3. Thực hiện các chính sách xây dựng sinh kế hộ gia đình, việc làm bền vững

Xóa đói giảm nghèo đƣợc xem là một trong những biện pháp không thể thiếu để giải quyết căn nguyên của lao động trẻ em đang có thực trạng phức tạp. Đói nghèo đƣợc coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và có nguy cơ trở thành lao động trẻ em. Việc thực hiện các chính sách về ổn định sinh kế hộ gia đình, tạo việc làm bền vững cho các gia đình nghèo sẽ giúp giảm thiểu và ngăn ngừa lao động trẻ em. Can thiệp ổn định sinh kế hộ gia đình và dạy nghề cho trẻ là những biện pháp hỗ trợ trực tiếp đƣợc ILO áp dụng trong các mô hình thí điểm ở các địa phƣơng hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Các biện pháp ổn định sinh kế gia đình cần đƣợc áp dụng phù hợp với thực tế ở các địa phƣơng, ví dụ nhƣ ở các địa phƣơng trồng cây, làm nông nghiệp thì hỗ trợ kinh tế hộ gia đình bằng các biện pháp cung cấp kiến thức

kỹ thuật về nuôi trồng, thành lập các nhóm hỗ trợ nhƣ cho phụ nữ vay vốn mua bò, vay vốn để xây nhà… Đối với những hộ gia đình làm sản xuất, làng nghề truyền thống thì hỗ trợ về cải thiện chất lƣợng sản phẩm, tăng tính chuyên nghiệp, hỗ trợ khả năng kết nối thị trƣờng để tiêu thụ sản phẩm… Ở mỗi địa phƣơng với mỗi đặc thù hoạt động kinh tế khác nhau cần có những chính sách phù hợp khi can thiệp để ổn định sinh kế hộ gia đình. Ngoài chƣơng trình thí điểm của ILO hiện nhiều các chính sách xóa đói giảm nghèo đang đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc nhƣ hỗ trợ đối với các hộ gia đình thuộc diện nghèo, chƣơng trình “ngân hàng Bò” hỗ trợ cho nông dân, chƣơng trình cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế… các chính sách này đang cho thấy những kết quả thiết thực, góp phần mang lại hiệu quả khả quan cho chƣơng tình xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh ổn định kinh tế cho các hộ gia đình, việc dạy nghề cho trẻ em và cho cha mẹ của trẻ cũng đƣợc ILO thí điểm thực hiện nhƣ một giải pháp hỗ trợ can thiệp trực tiếp. Dạy nghề cho trẻ và cha mẹ của trẻ cần căn cứ trên khả năng, nhu cầu công việc và nghề nghiệp truyền thống tại địa phƣơng. Hoạt động dạy nghề cần tiến hành miễn phí, hỗ trợ các công cụ, nguyên vật liệu thực hành, đảm bảo hiệu quả đào tạo cho học viên ở một trình độ nhất định. Cùng với việc dạy nghề cho trẻ cần đảm bảo sau khi học nghề trẻ đƣợc sắp xếp công việc phù hợp với độ tuổi, trình độ và công việc không nằm trong các danh mục cấm với ngƣời lao động chƣa thành niên.

3.4.4. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trƣớc thực trạng một tỷ lệ không nhỏ lao động trẻ em trong các hình thức tồi tệ nhất vẫn tồn tại một phần xuất phát từ nguyên nhân thực thi pháp luật chƣa đạt hiệu quả từ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Công tác thanh tra, kiểm tra lao động trẻ em chƣa đƣợc thực hiện nghiêm, khu vực kinh

tế phi chính thức, kinh tế hộ gia đình còn bị bỏ ngỏ. Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra bên cạnh việc bổ sung các quy định về pháp luật cần có nâng cao hoạt động trong thực tế, tránh cho hoạt động thanh tra chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nâng cao năng lực, nhận thức của các thanh tra viên trong lĩnh vực lao động trẻ em để phát hiện, xử lý đúng quy định của pháp luật khi phát hiện vi phạm. Đồng thời thực thi pháp luật trong xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau gồm cả những cơ quan các cấp cơ sở. Cần nâng cao năng lực cho các cấp để nhận biết, phát hiện và giám sát hoạt động sử dụng lao động trẻ em. Đảm bảo các cơ quan có thẩm quyền phải có thái độ nghiêm khắc, dứt khoát trong xử lý vi phạm về lao động trẻ em, không có thái độ xuê xoa, bao che đối với các hành vi vi phạm. Công tác xử lý vi phạm phải theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật. Những hành vi nào đủ cấu thành các tội phạm hình sự phải đƣợc xử lý nghiêm minh, không để xảy ra tình trạng chỉ xử lý về hành chính mà không xử lý hình sự khi đủ hành vi phạm tội nhƣng chƣa xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Theo số liệu từ Tòa án nhân dân tối cao, trong ba năm trở lại đây chƣa có vụ án nào bị truy tố theo tội Vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 113 - 130)