Phƣơng hƣớng cơ bản hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ các các hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 101 - 105)

3.2.1. Xác định tính cấp bách của xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong hệ thống pháp luật

Trƣớc những ảnh hƣởng tiêu cực của lao động trẻ em đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là những hình thức lao động tồi tệ nhất bao gồm buôn bán trẻ em, xung đột vũ trang, làm nô lệ, bị bóc lột tình dục và làm các công việc nguy hiểm, cần xác định rõ xóa bỏ lao động trẻ em, đặc biệt là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là hành động cấp thiết hiện nay. Dựa trên tinh thần các công ƣớc của ILO về lao động trẻ em, Việt Nam cần coi việc loại bỏ nạn sử dụng lao động trẻ em nhƣ là một nội dung trong chiến lƣợc phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô và là một phần trong chiến lƣợc giảm đói nghèo của mình. Chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và giải quyết các công việc gây nguy hiểm đối với sự an toàn, sức khỏe và đạo đức của trẻ em phải là mối ƣu tiên chung và cấp bách để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ, đảm bảo một nguồn nhân lực lớn mạnh của đất nƣớc trong tƣơng lai. Chủ trƣơng về bảo vệ và chăm sóc trẻ em luôn đƣợc Đảng và

Nhà nƣớc xác định có vai trò quan trọng trong Cƣơng lĩnh, đƣờng lối phát triển đất nƣớc. Tuy vậy, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ vẫn chƣa đƣợc đƣa ra nhƣ những chiến lƣợc cần thiết và phải đƣợc thực hiện ngay lập tức. Vai trò của ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất chƣa xác định đúng để đƣa ra chƣơng trình hành động hiệu quả đặc biệt là phải nhấn mạnh tính khẩn cấp và đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Chƣa có văn bản pháp lý nào quy định nội dung cụ thể về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cũng nhƣ các biện pháp, chƣơng trình để xóa bỏ các hình thức này. Việt Nam đã thông qua Các Mục tiêu Thiên niên kỷ đến năm 2030, trong đó mục 8.7 đặt ra việc xóa bỏ lao động trẻ em trong năm 2025. Để đạt đƣợc mục tiêu này trƣớc hết chúng ta cần ƣu tiên xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đây là hành động cần đƣợc xác định nhất quán, thống nhất trong hệ thống pháp luật và phải có sự quy định bằng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao để đạt đƣợc hiệu quả thực tế. Cần ghi nhận tính cấp bách và hành động ngay lập tức của việc ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, làm cơ sở cho việc điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực này.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Tuy đã có các quy định liên quan đến hầu hết các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất nhƣng pháp luật Việt Nam vẫn có một số các vấn đề cần hoàn thiện trong lĩnh vực này. Việc chƣa có các khái niệm, chƣa có quy định rõ thế nào là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, các dấu hiệu của hành vi vi phạm và các dấu hiệu nhận biết nạn nhân, thiếu các quy định trong thanh tra kiểm tra lao động trẻ em; một số quy định của Luật chƣa phù hợp với các Công ƣớc quốc tế… gây khó khăn cho các chủ thể trong việc nhận thức pháp luật một cách toàn diện. Bên cạnh đó việc thiếu các quy định một cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thực hiện xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ

nhất, thiếu các cơ chế trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên về lao động trẻ em dẫn tới hiệu quả công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực này còn thấp. Chƣa có cơ chế trong phát hiện, kiểm tra các vi phạm liên quan đến lao động trẻ em đặc biệt trong các khu vực kinh tế phi chính thức. Các chế tài xử lý vi phạm còn chƣa nghiêm minh và thiếu tính răn đe. Để thực hiện việc xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất thì cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, bổ sung các khái niệm, các định nghĩa, bổ sung các quy định còn chƣa đầy đủ sẽ đảm bảo tính hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tương thích và tuân thủ quy định trong luật quốc tế

Từ chủ trƣơng về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Việt Nam đã tham gia nhiều công ƣớc Quốc tế nhƣ Công ƣớc CRC, các Công ƣớc 138, Công ƣớc của ILO để bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trong vấn đề lao động trẻ em. Về mặt nguyên tắc khi nội luật hóa các quy định về xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất chúng ta phải tuân thủ các Công ƣớc của ILO cùng các Khuyến nghị. Tuy nhiên, trên thực tế một số quy định của pháp luật trong nƣớc vẫn chƣa hoàn toàn tƣơng thích với các quy định của pháp luật quốc tế. Chúng ta chƣa thống nhất tuổi lao động trẻ em phù hợp với công ƣớc, chƣa đƣa ra đƣợc khái niệm thống nhất mà sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau. Điều 164 BLLĐ 2012 quy định không sử dụng ngƣời dƣới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ LĐTBXH quy định, đây là quy định trái với điều 7 Công ƣớc 138 khi cho rằng trẻ em đủ 13/12 tuổi có thể tham gia các công việc nhẹ không ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

3.2.4. Bảo đảm các quy định của pháp luật phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam

Xây dựng các quy định pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cần theo đúng các nguyên tắc, chủ trƣơng đƣờng lối chính

sách của Đảng và nhà nƣớc đồng thời đảm bảo phải phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam để đạt hiệu quả thực tế. Những quy định pháp luật trong lĩnh vực xóa bỏ lao động trẻ em cần đƣợc nghiên cứu, đúc rút từ pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này và từ chính kinh nghiệm thành công ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, khi nội luật hóa hệ thống pháp luật quốc tế chúng ta cần có sự chọn lọc các tiêu chuẩn sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nƣớc. Các quy định đƣợc ban hành phải đảm bảo tính khả thi, nhất quán trong chủ trƣơng lãnh đạo của Đảng, phù hợp với điều kiện đất nƣớc đang trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các quy định về lao động trẻ em cũng cần đƣợc xây dựng dựa trên thực trạng tại Việt Nam, căn cứ trên những ý kiến đóng góp của chính cha mẹ và trẻ em tham gia lao động, từ đó những quy định những chƣơng trình hành động mới thực sự có giá trị về mặt thực tiễn, đảm bảo tính khả thi của pháp luật.

3.2.5. Quy định về hợp tác quốc tế trong xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cần có sự hợp tác quốc tế. Một vài hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất có các nạn nhân bị đƣa ra bóc lột lao động tại nƣớc ngoài nhƣ những nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em, bóc lột tình dục trẻ em. Các thống kê cho thấy nhiều trẻ em Việt Nam bị buôn bán sang các nƣớc lân cận, nhiều trẻ em bị bắt cóc sau đó bán sang Trung Quốc, hay các trƣờng hợp trẻ em Việt Nam đƣợc phát hiện làm việc trong các ổ mại dâm tại Campuchia. Từ thực trạng mua bán trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em xảy ra tại nƣớc ngoài đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan an ninh các nƣớc khi thực hiện xóa bỏ các hình thức này. Đồng thời với tiềm lực và kinh nghiệm của chúng ta hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc trong việc xây dựng và thực hiện các mô hình can thiệp để xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất đòi hỏi

nhu cầu hợp tác quốc tế, tận dụng những nguồn lực và sự hỗ trợ các tổ chức quốc tế, các tổ chức của LHQ và các nƣớc khác. Hoạt động hợp tác quốc tế cần dựa trên cơ sở hợp tác hữu nghị đồng thời tôn trọng độc lập chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật về quyền con người (Trang 101 - 105)