Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường khí đốt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 44 - 54)

Kể từ giữa những năm 1990, các công ty dầu khí quốc tế đã cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ trong phát triển thị trường LPG tại các nước là khách hàng của Ngân hàng Thế giới (WB). Phát triển thị trường LPG nội địa tập trung cho công nghiệp và phát điện, đôi khi xuất khẩu cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, trong các trường hợp này , chính phủ thiếu vốn và có nhu cầu thu hút đầu tư tư nhân để thực hiện các dự án LPG nhiều vốn. Do độc quyền nhà nước với sự giám sát yếu kém của các cơ quan chính phủ làm thị trường khí đốt biến động với giá khí đốt tăng cao [28].

Hungary có điều kiện tương đồng với Việt Nam là cần thiết. Mỗi trường hợp nghiên cứu phản ánh một thị trường khí đốt ở một giai đoạn phát triển khác nhau, với sự phụ thuộc khác nhau vào nhập khẩu khí đốt và một loạt các phương pháp tiếp cận để chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ chế pháp lý; lưu ý tập trung vào sự phát triển cấu trúc ngành của từng khu vực và khuôn khổ các quy phạm pháp luật và chế định và về sức mạnh của các tổ chức chính phủ mới thiết lập để thực hiện và quản lý thị trường khí đốt theo khuôn khổ mới.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Argentina

Năm 1992, Argentina đã trở thành nước đầu tiên ở châu Mỹ La tinh theo đuổi việc tái cơ cấu hoạt động kin doanh và tư nhân hóa các lĩnh vực khí đốt. Ngày nay, Argentina tiêu thụ khoảng 20 tỷ m3

khối khí đốt mỗi năm với thị trường tiêu thu lớn nhất là phục vụ sản xuất trong nước. Ngành khí đốt phát triển đã đưa Argentina từ nước phải nhập khẩu khí đốt của Bolivia những năm 1970, trở thành nước xuất khẩu khí đốt cho Chile.

Khung pháp lý cho ngành năng lượng bao gồm hệ thống các quy định cụ thể về dịch vụ khí hạ nguồn, được hoàn toàn tách biệt với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và các hình thức năng lượng khác. Luật khí đốt năm 1992 đã tạo cơ sở hình thành việc tư nhân hóa tập đoàn khí đốt del Estado thuộc sở hữu nhà nước và thiết lập khuôn khổ mới về chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp khí đốt, thiết lập thuế quan và tham gia thị trường phân phối khí đốt. Vào thời điểm đó, đây là luật đầu tiên được thông qua trong số các nước đang phát triển với sự minh bạch và lập trường ủng hộ cạnh tranh. Các nhiệm vụ của pháp luật: tư nhân hóa và tái cơ cấu ngành công nghiệp khí đốt và tránh xung đột quyền lợi thông qua hạn chế về quyền sở hữu chéo; nhà phân phối khí và nhà sản xuất không thể sở hữu một cổ phần đa số trong truyền dẫn khí đốt; công ty phân phối có độc quyền khu vực phân phối nhưng không được độc quyền về nguồn cung cấp cho những người tiêu dùng lớn; Công ty truyền dẫn

khí đốt không có độc quyền khu vực và không thể mua hoặc bán khí đốt. Luật pháp yêu cầu các bên thứ ba có thể truy cập vào đường ống truyền dẫn khí đốt, trong khi không có hạn chế về việc nhập khẩu khí đốt, doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu khí đốt yêu cầu phải có sự ủy quyền của chính phủ.

Luật khí đốt cũng tạo ra Enargas để điều chỉnh lĩnh vực khí hạ nguồn. Kinh phí và nhu cầu biên chế ban đầu được đánh giá thấp. Ngân sách năm đầu tiên là 8,5 triệu USD, tăng gấp đôi sau hai năm. Ngoài 5 triệu đô la Mỹ ngân sách ban đầu từ chính phủ, Enargas còn được tài trợ "độc lập" bởi các đại gia trong ngành công nghiệp tư nhân. Thiết lập cơ chế này này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ can thiệp chính trị. Các mức giá khí đốt và nhiên liệu cạnh tranh được nâng lên cấp quốc tế trước khi tư nhân hóa, và các nguyên tắc của tự do hóa giá nhiên liệu đã được thể hiện trong pháp luật về khí đốt.

Vào thời điểm các cải cách bắt đầu Gas del Estado có độc quyền trong lĩnh vực khí hạ nguồn, điều hành tất cả truyền dẫn khí đốt của đất nước và hệ thống phân phối. Nó mua khí đốt từ Yacimientos Petroliferos Fiscales (YPF), công ty sản xuất dầu và khí đốt và cung cấp cho các nhà sản xuất lớn nhất của đất nước. Chính phủ chọn để cơ cấu lại ngành công nghiệp trước khi tư nhân hoá. Gas del Estado được tổ chức lại thành hai công ty truyền dẫn (cả hai đều có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ trên cơ sở không phân biệt đối xử) và tám công ty phân phối khu vực. Thủ đô Buenos Aires được chia thành hai khu vực phân phối của cả hai công ty truyền dẫn, từ đó có cạnh tranh trong cung ứng khi đốt. Sáu (nay là bẩy) công ty phân phối khác cung ứng khí đốt cho các phần còn lại của Argentina. Trong khi các công ty phân phối này có quyền từ chối đầu tiên khi xây dựng mạng lưới mới ở các khu vực dịch vụ của họ, người tiêu dùng có thể bỏ qua công ty phân phối nếu có thể mua khí đốt với giá rẻ hơn.

Tư nhân hóa khí hạ nguồn đã đạt được vào năm 1992 bởi việc đồng thời bán tháo toàn bộ các cơ sở hạ tầng khí hạ lưu thông qua đấu thầu cạnh

tranh quốc tế. Hạn chế được đặt trên số lượng đơn vị có thể được trao cho nhà thầu trúng-ví dụ, một nhà thầu trúng thầu không thể sở hữu cả hai công ty truyền tải hoặc nhiều hơn hai công ty phân phối. Quá trình này đã chứng minh rất thành công, thu hút 55 hồ sơ dự thầu từ các tập đoàn quốc tế và tăng khoảng 2 tỷ USD so với dự kiến ban đầu. Tư nhân hóa tạo tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực khí hạ nguồn, nơi các nhà đầu tư tư nhân phải cẩn trọng đánh giá rủi ro kinh doanh của họ.

Kể từ khi tư nhân hóa thêm hàng tỷ USD đã được đầu tư để mở rộng công nghiệp khí đốt và đầu tư xa hơn được hoạch định cho thăm dò khí đốt, sản xuất và đường ống dẫn khí xuất khẩu mới. Các vấn đề chính trong ngành khí đốt hiện nay được coi là thế hệ vấn đề thứ hai, chẳng hạn như làm thế nào để đảm bảo đúng chức năng thị trường thứ cấp cho năng lực truyền tải khí đốt. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết. Trước khi tư nhân hóa YPF kiểm soát hơn 80% nguồn cung ứng, sản xuất khí đốt của Argentina và sau khi tư nhân hóa nó vẫn còn kiểm soát khoảng một nửa. Vì vậy, YPF vẫn giữ một vị trí thống lĩnh trong việc cung cấp khí thượng nguồn, nơi cạnh tranh thực sự vẫn chưa thể đạt được.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Brazil

Năm 1995, để cho phép tư nhân tham gia trong lĩnh vực năng lượng, Hiến pháp của Brazil đã được thay đổi để loại bỏ sự độc quyền của Petrobras, công ty dầu khí nhà nước. Kể từ đó cải cách ngành công nghiệp khí đốt đã được tiến hành nhanh chóng. Ngành khí sẵn sàng để chuyển đổi từ một ngành công nghiệp nhỏ tiêu thụ chỉ trong 4 tỷ m3

khí/năm, xuất phát từ một vài mỏ dầu và khí đốt trong nước đến một ngành công nghiệp lớn duy trì bởi nhập khẩu lượng khí đốt lớn. Nhập khẩu khí đốt được bắt đầu vào năm 1999 với việc nhập khẩu lượng khí đốt trị giá 2 tỷ USD qua đường ống dẫn khí đốt từ Bolivia. Mặc dù đường ống dẫn khí chưa hoàn thiện đủ năng lực truyền tải (11 tỷ m3/năm) nhưng đã

được các chủ tàu đặt hàng trước. Một đường ống dẫn dầu lớn thứ hai nhập khẩu từ Argentina và nhập khẩu LPG đang được lên kế hoạch.

Một Luật Hydrocarbon đã được thông qua vào năm 1997 để mở cửa lĩnh vực khí đốt cho tư nhân tham gia và cạnh tranh. Luật pháp được xây dựng và triển khai thực hiện trong vòng chưa đầy hai năm. Pháp luật bao gồm phát triển dầu khí thượng nguồn và hạ nguồn (trừ phân phối khí đốt). Đối với hoạt động khí thượng nguồn luật quy định khuôn khổ pháp lý cho việc thăm dò. Đối với hoạt động khí hạ nguồn, bao gồm các quy định bên thứ ba tiếp cận cơ sở hạ tầng dầu khí và cho phép các công ty tư nhân nhập khẩu và xuất khẩu hydrocacbons (theo uỷ quyền của cơ quan quản lý) và gia nhập thị trường khí đốt.

Pháp luật bao gồm một giai đoạn chuyển tiếp trong ba năm để đạt được quy định lại một cách đầy đủ về giá nhiên liệu và không đặt các hạn chế về quyền sở hữu chéo trong chuỗi kinh doanh khí đốt. Năm 1994, trước bắt đầu cải cách ngàng khí đốt, chính phủ đã bắt đầu tăng giá của nhiên liệu cạnh tranh chính (nhiêu liệu dầu mỏ và LPG) và loại bỏ trợ cấp. Lịch trình hoàn thành việc bãi bỏ toàn bộ các quy định trong luật Hydrocarbon để bảo đảm rủi ro thấp về giá khí đốt cho các nhà đầu tư tiềm năng trong ngành khí đốt. Vào thời gian Luật Hydrocarbon được thông qua và đường ống truyền tải giữa Brazin- Bolivia đã trở thành hiện thực nên giá nhiên liệu cạnh tranh đã được gần với mức giá thế giới.

Luật thành lập Cơ quan điều tiết lĩnh vực Hydrocarbon để điều tiết quan hệ trong lĩnh vực này. Các nhân viên của cơ quan này dự kiến sẽ tăng từ khoảng 150 lên 350 vào cuối thời kỳ chuyển tiếp trong năm 2000. Cơ quan chưa có một nguồn kinh phí độc lập. Trong năm 1998, khoảng 120 triệu USD được Quốc hội phê chuẩn, nhưng chỉ một nửa trong số này đã được thực chi. Cơ quan sẽ sớm có nguồn thu mới và độc lập hơn từ các khoản thanh toán tiền thưởng được thực hiện bởi ngành công nghiệp sau khi đấu thầu các khu vực thăm dò mới.

Thiết kế và thực hiện những quy định ở hạ nguồn tốt hơn để thành lập cơ quan riêng biệt để giám sát phát triển thăm dò khâu thượng nguồn và các hoạt động dịch vụ khâu hạ nguồn. Những thách thức chính trong tương lai đối với Cơ quan quản lý là đảm bảo giải quyết hài hoà và thực hiện quy định ở cấp tiểu bang, liên bang và mở đầu cạnh tranh thực sự trong lĩnh vực vẫn bị thống trị bởi Petrobras.

Tới khi Luật Hydrocarbon được thông qua, Petrobras đã có vị thế độc quyền về sản xuất, nhập khẩu, và truyền dẫn toàn bộ khí đốt và dầu mỏ của Brazil. Riêng các bang được độc lập về phân phối. Ngày nay, phần lớn quyền sở hữu tư nhân được thừa nhận trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh khí đốt, bởi vì vai trò truyền thống của Petrobras sẽ vẫn giữ vị thế chi phối trong sản xuất và truyền dẫn dầu khí một thời gian. Vị thế thống trị này sẽ dễ dàng khi Petrobras giảm cổ phần của mình trong công ty đường ống dẫn Brazil-Bolivia theo quy định của chính phủ Brazil. Hơn nữa, Petrobras đang chỉ có một vai trò thiểu số trong phân phối khí đốt, một hoạt động mà phần lớn được bán cho nước ngoài và các công ty tư nhân trong nước. Brazil đã thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân cho đường ống Brazil-Bolivia và thu hút đầu tư cho Công ty phân phối khí đốt Rio de Janeiro, cũng như nhiều công ty phân phối nhỏ hơn.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ba Lan

Ba Lan có một cơ sở hạ tầng khí đốt được xây dựng tốt, phân phối khoảng 10 tỷ m3

khí đốt/năm cho các thị trấn và làng mạc trong cả nước. Gần một nửa khí đốt bắt nguồn từ sản xuất trong nước; phần còn lại là nhập khẩu bằng đường ống từ Nga. Lượng khí đốt chỉ chiếm 8% năng lượng thiết yếu trong một lĩnh vực bởi sự chi phối của than, có tiềm năng tốt để tăng thị phần của khí đốt, đặc biệt là cho nhiệt và điện. Sản xuất trong nước đang giảm, tuy nhiên, dự báo sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu sẽ gia tăng. Ba Lan hy

vọng sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu tăng thêm khi tham gia đường ống dẫn khí đốt Europol. Các đường ống dẫn khí đốt hiện đang được xây dựng sẽ là một phần của tuyến đường huyết mạch mới để Nga cung cấp nguồn khí đốt cho Tây Âu. Ba Lan gần đây cũng đã đồng ý nhập khẩu khối lượng khiêm tốn từ các nhà cung cấp Biển Bắc, bước đầu tiên cho thấy hướng đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt.

Hai luật chính điều chỉnh lĩnh vực năng lượng của Ba Lan là Luật Địa chất và Khoáng sản năm 1994 và Luật Năng lượng năm 1997. Luật Địa chất và Khoáng sản quy định thăm dò, khai thác dầu khí cũng như các khoáng chất khác ở thượng nguồn và hạ nguồn. Theo luật này, chính phủ cung cấp điều khoản tìm kiếm thăm dò dầu khí hấp dẫn và hợp đồng triển vọng, và sau một khởi đầu chậm, một số công ty nước ngoài đã ký kết được giấy phép thăm dò dầu khí. Mặc dù vậy các khu vực tốt nhất có triển vọng được dành riêng cho Công ty dầu khí nhà nước Ba Lan.

Luật Năng lượng là một luật hạ nguồn được thiết kế cho việc truyền tải, phân phối và kinh doanh được gọi là hệ thống nhiên liệu, bao gồm điện, khí đốt, nhiên liệu lỏng và nhiệt điện. Các nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật để tách biệt giữa hoạch định chính sách và việc gia nhập của bên thứ ba. Luật mất khoảng 5 năm để xây dựng và được phê duyệt bởi Nghị viện trong một thời gian dài đã phản ánh sự phức tạp của các hệ thống chính trị ở Ba Lan và Liên minh châu Âu (mà Ba Lan hy vọng sẽ sớm gia nhập) nơi mà làm thế nào để cạnh tranh được thực thi trong lĩnh vực khí đốt và điện.

Luật Năng lượng rất chung chung, tránh cụ thể và được áp dụng rộng rãi thông qua hệ thống nhiên liệu. Quy định toàn diện xác định các nội dung cần thiết được chuẩn bị để thực hiện pháp luật. Nếu không có điều này sẽ không thể điều tiết ngành và các công ty tư nhân sẽ thiếu động lực để đầu tư.

nước, một động thái nhằm mục đích giữ cho các công ty khí đốt mạnh của nước ngoài như Gazexport (cánh tay xuất khẩu của Gazprom của Nga) ở một khoảng cách an toàn xuất phát từ thị trường. Luật Năng lượng quy định rằng sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp trong hai năm (đến 2000), sau đó giá năng lượng sẽ được thiết lập bởi sự cạnh tranh hoặc được quy định trong trường hợp độc quyền tự nhiên. Từ năm 1990, Ba Lan đã tăng giá khí đốt công nghiệp theo các cấp độ của liên minh Tây Âu (và giá cả khí đốt phần nào ở trên giá công nghiệp), nhưng cho đến khi Luật Năng lượng được thông qua, các nhà đầu tư tiềm năng cho rằng chính phủ kiểm soát giá khí đốt là một nguy cơ lớn.

Luật Năng lượng thành lập Cơ quan điều tiết năng lượng để điều chỉnh mức thuế bán lẻ hệ thống nhiên liệu, một nhiệm vụ khó khăn nhất định của thẩm quyền và sự phức tạp kỹ thuật của hệ thống năng lượng của Ba Lan. Cơ quan này đã ban hành khoảng 2.000 giấy phép cho các doanh nghiệp ngành năng lượng, một thành tích to lớn, đặc biệt là kể từ khi cơ quan này chỉ có 30 nhân viên. Các nhiệm vụ chính tiếp theo của cơ quan là bắt đầu quá trình phê duyệt mức thuế cho các lĩnh vực điện và nhiệt, tiếp theo là phê duyệt thuế cho ngành khí đốt vào năm 2000.

Công ty Dầu khí Nhà nước Ba Lan là một công ty tích hợp theo chiều dọc chịu trách nhiệm nhập khẩu khí đốt, sản xuất dầu khí trong nước, truyền dẫn, lưu trữ và phân phối khí đốt. Nó giữ độc quyền về các hoạt động này bởi vị trí thống lĩnh trên thị trường. Mặc dù công ty chỉ là nhà sản xuất khí đốt ở Ba Lan, điều này có thể thay đổi nếu những nỗ lực thăm dò ngoài nước được thành công.

Công ty hiện đang được cơ cấu lại: các công ty dịch vụ đang được tư nhân hóa và tái cấu trúc ngành công nghiệp khí đốt mới dự kiến sẽ tách biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)