Về tính hợp pháp của điều kiện kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 80 - 83)

3. Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có

2.2.2. Về tính hợp pháp của điều kiện kinh doanh LPG

Quy định về điều kiện kinh doanh LPG còn phân tán, nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong khi đó, các nội dung quan trọng nhất lại nằm ở văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Thiếu các quy định cụ thể và khả thi về cơ chế khiếu nại, khiếu kiện của người xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG, trong trường hợp người cấp phép vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người xin phép. Những khiếm khuyết trên đây của hệ thống các quy định về điều kiện kinh doanh LPG là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều bất lợi đối với thương nhân kinh doanh LPG đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; qua đó, làm giảm tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh LPG ở nước ta.

kinh doanh thường được quy định tại nhiều văn bản khác nhau (gồm Luật Thương mại, Nghị định, Thông tư...). Tuy vậy, phần lớn các nội dung chủ yếu và quan trọng được áp dụng trong thực tế là Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn kinh doanh khí đốt hoá lỏng. Thực tế này, cho thấy việc thẩm định, thẩm tra, đánh giá về điều kiện kinh doanh theo từng văn bản riêng lẻ theo trình tự, thủ tục quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ không có hiệu lực như mong muốn, do đó, không ngăn ngừa, hạn chế được việc ban hành các quy định không cần thiết, không hợp lý về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG nói riêng. Như vậy, trên thực tế, các quy định về giấy phép kinh doanh là loại văn bản do "bộ làm" để thực hiện trong ngành do bộ thực hiện quản lý nhà nước. Vì vậy, nội dung của chúng không tránh khỏi thiên hướng 'tạo thuận lợi hay lấy thuận lợi về cho ngành mình, và đẩy khó khăn về cho doan nghiệp". Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một hình thức thể hiện của một số điều kiện kinh doanh LPG đỏi hỏi phải có giấy phép.

Về căn cứ pháp lý hay tính hợp pháp của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG, căn cứ vào khoản 2 và khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Căn cứ vào các quy định nói trên, tác giả cho rằng điều kiện kinh doanh chỉ có căn cứ pháp lý nếu ngành, nghề kinh doanh hay hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được quản lý bằng giấy phép và điều kiện hay tiêu chí làm căn cứ cấp hay từ chối cấp giấy phép đó phải do luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định.

Theo căn cứ pháp lý nêu trên, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG, điều kiện hay tiêu chí cụ thể để làm căn cứ cấp hay không cấp giấy phép được quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, tuân thủ nguyên tắc về căn

số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và các biểu mẫu, giấy tờ sử dụng trong cấp giấy chứng nhận được quy định chi tiết tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP. Như vậy, nguyên tắc đã được luật định nêu trên đã được nhận thức đầy đủ và quán triệt áp dụng trong quá trình soạn thảo và ban hành các quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh LPG.

Một thực tế khác là văn bản pháp luật gốc là căn cứ pháp lý của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG đã hết hiệu lực thi hành do bị thay thế bằng văn bản pháp luật mới, nhưng những giấy phép có liên quan đó vẫn tiếp tục được áp dụng trong một thời gian dài. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG có căn cứ pháp lý là Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 đã bị thay thế bằng Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nhưng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG có căn cứ hay nguồn gốc pháp lý từ Nghị định đó vẫn tiếp tục được áp dụng; và Thông tư số 15/1999/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 11/1999/NĐ-CP nói trên vẫn đang có hiệu lực thi hành (đến tháng 11/2009, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh LPG mới được ban hành).

Hơn nữa theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép []cũng là một trong những hành vi thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Như vậy, nếu các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh LPG không rõ ràng có thể dẫn đến nhiều khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 80 - 83)