7. Bố cục luận văn
1.3. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty
1.3.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp tiền công ty
Pháp luật về giải quyết tranh chấp thường rất được chú trọng trong khoa học pháp lý bởi tính phức tạp của vấn đề và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều đối tượng. Giải quyết tranh chấp đòi hỏi phải nhanh, gọn, nhưng vẫn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Pháp luật về lĩnh vực này thường được điều chỉnh trong các bộ luật tố tụng như Tố tụng Dân sự, Tố tụng hình sự, các pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính, các Nghị định, thơng tư và văn bản pháp luật khác. Theo đó, các hình thức giải quyết tranh chấp thường là hồ giải, trọng tài và tịa án. Các hình thức xử phạt và giải quyết tranh chấp cũng ở
những mức và những cách thức khác nhau tuỳ từng vụ việc, đối tượng. Việc giải quyết tranh chấp ở nhiều nước không chỉ dựa trên các quy định pháp luật để tìm ra hướng xử lý phù hợp mà còn dựa trên một nguồn luật rất quan trọng là án lệ. Thực tế, việc sử dụng án lệ sẽ khiến cho các tranh chấp được giải quyết khá nhanh mà không gặp phải những trở ngại dễ xảy ra như cách giải quyết thông thường.
Với những tranh chấp tiền công ty, việc giải quyết cũng dựa trên các nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp như đã nói trên. Tuy nhiên, do sự đặc biệt về mặt chủ thể và mục đích của các giao dịch trong giai đoạn này nên pháp luật điều tiết cũng có những đặc thù riêng.
Trước hết, việc giải quyết tranh chấp tiền công ty cũng được điều tiết bởi pháp luật chung về công ty. Trong luật công ty, luật thương mại của các nước thường có những chương, điều về cơng ty nói chung và giai đoạn tiền cơng ty nói riêng, trong đó có quy định về hậu quả pháp lý của tiền công ty cũng như việc xử lý các tranh chấp nếu có xảy ra đối với giao dịch giai đoạn này.
Có hai trường hợp là công ty được thành lập và công ty không được thành lập. Mỗi trường hợp sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau trong giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ nếu cơng ty được chính thức thành lập thì những giao dịch tiền công ty đương nhiên được công ty tiếp quản với tư cách chủ thể của giao dịch và do đó việc xử lý tranh chấp được xem xét trên cơ sở một bên của tranh chấp là một tổ chức có tư cách pháp nhân chứ khơng đơn thuần là các cá nhân, tổ chức đóng vai trị sáng lập viên của công ty đi thương lượng, ký kết các giao dịch, chế tài đối với loại chủ thể này cũng có những điểm riêng đặc thù. Trường hợp cơng ty khơng được thành lập thì tuỳ loại giao dịch cũng như những quy định cụ thể trong nội dung giao dịch mà có hướng xử lý phù hợp khi có tranh chấp xảy ra. Thơng thường đối với trường hợp này, công ty sẽ không tiếp quản các quyền và nghĩa vụ từ những hợp đồng đã giao kết ở giai
đoạn tiền công ty và bên giao kết sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thoả thuận.
Pháp luật điều chỉnh vấn đề này thường đặt ra các quy định mang tính nền tảng và là định hướng cho việc xử lý, hầu như không chỉ ra cách giải quyết cụ thể. Quy định tại Điều 14 Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam cũng được xây dựng trên tinh thần này.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY