7. Bố cục luận văn
2.4. Giao dịch tiền công ty vô hiệu
Thơng thường một thỏa thuận chỉ có hiệu lực và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, các bên có thẩm quyền giao kết - đối với cá nhân thẩm quyền được cấu thành từ năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chính cá nhân;
đối với tổ chức, pháp nhân, thẩm quyền được xác định theo điều kiện kinh doanh, phạm vi hoạt động.
Thứ hai, có sự thống nhất ý chí giữa các bên. Sự thống nhất ý chí chỉ được xác nhận khi hành vi tuyên bố ý chí và chấp nhận ý chí được các bên thực hiện một cách hồn tồn tự nguyện.
Thứ ba, thoả thuận khơng chống lại trật tự công. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng. Khi giao dịch, người ta thường coi trọng sự thoả thuận và ý chí của các bên mà đơi khi khơng để ý đến phạm trù trật tự cơng cộng. Dẫu vậy, “Nghĩa vụ do ý chí của các người kết ước mà có. Lẽ dĩ nhiên, hiệu lực thúc buộc của nghĩa vụ cũng căn cứ vào nguyên tắc tự do ý chí. Tuy nhiên ở trên nguyên tắc này cần tơn trọng lợi ích chính và trật tự công cộng’ [20], thiếu đi sự tơn trọng này, thoả thuận có thể bị tun vơ hiệu tuyệt đối. Thêm vào đó, pháp luật hiện hành không công nhận thỏa thuận được thiết lập mà xâm phạm đến giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục. Khi vi phạm, thỏa thuận sẽ bị vơ hiệu mà ko cịn khả năng khắc phục.
Cuối cùng là điều kiện về mặt hình thức. Tuỳ từng loại giao dịch hay thoả thuận nhất định mà có hoặc khơng có những u cầu riêng về hình thức.
Như trên đã phân tích, các giao dịch tiền cơng ty cũng chính là các hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật. Do đó, nó cũng phải tuân thủ những điều kiện có hiệu lực của thoả thuận.
Một thỏa thuận mặc dù đã được giao kết nhưng bị vơ hiệu thì khơng có tính bắt buộc đối với các bên tham gia, các thỏa thuận mà các bên đã ràng buộc nhau, các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận không thể được công nhận và cho thi hành.
Chủ thể là tổ chức thiết lập hợp đồng thông qua người đại diện. Năng lực của công ty được xác định trên cơ sở đăng ký kinh doanh. Đa số các nước trên thế giới có quy định thống nhất là có đăng ký kinh doanh (không giới hạn
ngành nghề kinh doanh trừ những ngành nghề cấm kinh doanh). Điều này được ghi nhận tại Điều 7 khoản 1 Luật doanh nghiệp 2005 “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, điều 6 khoản 2 Luật Thương mại “Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”.
Tuy nhiên thực tế phần lớn nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là liệt kê các ngành nghề kinh doanh mà chúng đôi khi lại đan xen, chồng chéo nhau, dẫn tới việc xác định tư cách của các doanh nghiệp không thống nhất, tùy theo cách hiểu của cơ quan tài phán. Thỏa thuận được giao kết khi tổ chức, pháp nhân chưa có quyền năng sẽ bị tun vơ hiệu. Trường hợp này là vơ hiệu tương đối vì sự khiếm khuyết có thể khắc phục được để làm hợp đồng trở nên có hiệu lực
Một thỏa thuận được thiết lập bởi hành vi của các chủ thể hoặc người đại diện của các chủ thể mà bản chất là sự thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng. Để xác định tính hiệu lực của thỏa thuận khơng thể khơng xem xét tồn bộ các yếu tố cấu thành nên thỏa thuận theo những căn cứ pháp lý nhất định vì hiệu lực của thỏa thuận ln mang tính hiệu lực pháp luật, là luật được cưỡng chế thi hành đối với các bên. Và việc xem xét tính hiệu lực của thỏa thuận được đặt ra tại thời điểm giao kết, bởi lẽ các bên thiết lập thỏa thuận bằng chính hành vi của mình, việc xác định tính hợp pháp của hành vi phải được xác định tại thời điểm hành vi đó được thực hiện. Theo đó khi một thỏa thuận được xác định là vơ hiệu thì thời điểm vơ hiệu đương nhiên cũng được xác định từ khi giao kết. Đây là đặc điểm căn bản có tính quyết định để phân biệt thỏa thuận vơ hiệu và thỏa thuận mất hiệu lực. Đó là những thỏa thuận có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết nhưng bị mất hiệu lực theo luật định trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ hai bên giao kết hợp đồng mua bán pháo nổ, tại thời
điểm giao kết nội dung của hợp đồng hoàn toàn hợp pháp, nhưng trong thời hạn một bên chuẩn bị hàng, thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Sự kiện pháp lý này làm hợp đồng mua bán pháo giữa hai bên bị mất hiệu lực.
Pháp luật Việt Nam hiện có quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 - Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự) và quy định những trường hợp vô hiệu của hợp đồng (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 – Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; Điều 129 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo; Điều 130 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; Điều 131 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; Điều 132 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ; Điều 133 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; Điều 134 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu do khơng tn thủ quy định về hình thức; Điều 135 Bộ luật Dân sự - Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần). Cá quy định này về cơ bản đảm bảo cả về logic hình thức và logic biện chứng. Theo đó, mỗi cá nhân, tổ chức, khi tham gia vào giao dịch tiền công ty sẽ nhận thức được các đối tượng để tiến hành giao kết cũng như giới hạn được nội dung và cách thức thoả thuận tránh trường hợp bị tuyên vô hiệu theo quy định pháp luật. Bằng cách liệt kê các điều kiện có hiệu lực và những trường hợp vơ hiệu, nhà làm luật đã giúp các chủ thể tham gia giao dịch tư duy logic hơn về hiệu lực của các loại hợp đồng. Đặc biệt ở giai đoạn tiền công ty, việc nhận thức những trường hợp bị vô hiệu của giao dịch là rất cần thiết, do nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của các sáng lập viên và có
thể cả bên thứ ba. Việc các giao dịch tiền công ty vơ hiệu thậm chí có thể dẫn đến cơng ty vơ hiệu, do đó sẽ kéo theo vơ vàn những hệ luỵ khác.
Các trường hợp giao dịch vơ hiệu có thể kể đến là:
Giao dịch vơ hiệu do nhầm lẫn. Nhầm lẫn được hiểu là những gì khơng phù hợp với thực tế, nghĩa là niềm tin và suy nghĩ trong đầu khơng phù hợp với những gì thể hiện ra trên thực tế, do đó các giao dịch được thiết lập do sự nhầm lẫn sẽ bị tuyên vô hiệu. Tuỳ mức độ và nội dung nhầm lẫn mà sự vô hiệu này là tuyệt đối hoặc tương đối. Ở giai đoạn tiền công ty, với đặc thù về chủ thể và mục đích giao dịch, trường hợp này càng cần đặc biệt lưu ý, bởi nếu do nhầm lẫn (dù là vô ý hay cố ý) mà giao kết hợp đồng như hợp đồng thành lập cơng ty, hợp đồng góp vốn… thì lợi ích và nghĩa vụ của các bên giao kết sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đó có thể là sự nhầm lẫn về chủ thể, về ngành nghề kinh doanh và các nội dung khác liên quan đến công ty dự kiến thành lập.
Thứ hai là giao dịch vô hiệu do lừa dối. Trường hợp này được đưa ra nhằm bảo vệ sự tự do ý chí trong giao kết hợp đồng. Theo đó, lừa dối là “lợi dụng thơng tin bất cân xứng, người có thơng tin cố ý làm cho bên kia nhận thức sai lệch về nội dung giao dịch, và vì nhận thức sai lệch đó mà giao kết. Có hai dạng lừa dối chủ yếu là (i) cố ý đưa ra thông tin sai sự thật, và (ii) im lặng, không đưa ra thông tin với chủ ý làm bên kia hiểu lầm” [25, tr.619, 620] Chẳng hạn một bên cố ý lừa dối bên kia về khả năng tài chính hoặc trình độ của mình nhằm để bên kia hiểu lầm và cùng góp vốn thành lập cơng ty…
Một trường hợp nữa là hợp đồng vô hiệu do sự đe doạ. Đây “là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà phải giao kết và thực hiện giao dịch nhằm tránh những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc những người thân thích” [2]. Có thể nói:
Trong ba trường hợp hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, mức độ ảnh hưởng đến tính tự nguyện có khác nhau. Nhưng các chủ thể bị nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối lại có chung một quyền năng nại ra sự vô hiệu của hợp đồng trong một thời hạn nhất định (thời hiệu khởi kiện). Với tư cách là chủ sở hữu quyền năng này, bên bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa có tồn quyền quyết định việc thụ hưởng hay từ bỏ việc thực hiện quyền. Khi bên bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa ko thực hiện quyền yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu trong thời hạn thời hiệu hoặc chấp nhận, mong muốn thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên có hiệu lực. Nói cách khác, hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối luôn tồn tại cơ hội khắc phục để trở nên có hiệu lực, và việc khắc phục này hồn tồn phụ thuộc vào mong muốn, ý chí của bên bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa. [25, tr.42,43]
Ngồi ra cịn có trường hợp vơ hiệu do khơng đảm bảo điều kiện về mặt hình thức như khơng được cơng chứng, chứng thực đối với một số hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thông thường, đây chỉ là trường hợp vô hiệu tương đối và có thể khắc phục để làm cho hợp đồng trở nên có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. “Các giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức theo cách hiểu của pháp luật Việt Nam thực tế sẽ rơi vào một tình trạng lưỡng cực hoặc có thể trở thành có hiệu lực nếu lỗi hình thức được sửa chữa hoặc sẽ vơ hiệu nếu lỗi hình thức khơng được sửa chữa” [25, tr.44]
Những quy định trên góp phần làm minh bạch các hợp đồng và giúp các bên hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình khi tham gia giao dịch. Trong giai đoạn tiền công ty, do sự điều chỉnh của pháp luật còn hạn chế và sơ sài, các quy định nêu trên sẽ là cơ sở để sáng lập viên xác định mức độ quan trọng và hiệu lực của các giao dịch mà mình tham gia nhằm thành lập cơng ty.
Cũng có ý kiến cho rằng, cách quy định này cũng thể hiện sự can thiệp quá sâu vào quan hệ luật tư vốn dĩ ‘cốt ở đôi bên”. Với giai đoạn tiền công ty,
các giao dịch chủ yếu dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, các thoả thuận được thiết lập trên cơ sở phục vụ cho mục đích thành lập cơng ty, mọi thương lượng, trao đổi có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhiều đối tượng và nội dung khác nhau. Việc đặt ra các giới hạn hiệu lực, chỉ ra các trường hợp vơ hiệu đơi khi mang tính chất áp đặt và khiến giao dịch trở nên cứng nhắc, trong khi đây là giai đoạn đề cao sự tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận, và linh động trong giao dịch.
Tuy nhiên, có thể nói các quy định như đã nêu trên đều chính là xuất phát từ quan điểm coi trọng tự do ý chí, tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Do đó, theo quan điểm của tác giả, việc chỉ ra các giới hạn hiệu lực như vậy là cần thiết.
Tự nguyện được hiểu là việc tự nguyện tuyên bố ý chí và chấp nhận ý chí (ý chí đích thực) giữa các bên. Một giao dịch được thực hiện và giao kết không dựa trên sự tự nguyện sẽ không thể hiện đúng ý chí của các bên, khơng đảm bảo tinh thần pháp luật và sẽ bị tun vơ hiệu để đảm bảo sự bình đẳng và hợp pháp của thoả thuận. Như Montesquieu đã nói “Trong một đất nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái gì nên làm và khơng bị ép buộc làm điều không nên làm”.
Các quy định về giao dịch của pháp luật Việt Nam cũng được xây dựng trên tinh thần này. “Về phương diện triết học, các lý thuyết tự do sở dĩ coi ý chí là căn bản của các nghĩa vụ, là vì tin tưởng rằng khi các cá nhân được tự do thương thuyết khơng vướng mắc một trở ngại nào thì sự quyết định của họ phản chiếu sự công bằng” [20, tr.840]. Điều 653 Bộ dân luật Bắc Kỳ cũng quy định “Sự ưng thuận là sự thỏa hợp giữa ý chí của tất cả những ngươi đứng tên là người kết ước trong hiệp ước. Thiếu sự ưng thuận của một trong những người đó, hiệp ước khơng thể kết lập được” Điều này được hiện hữu rõ nét trong giai đoạn tiền công ty. Nếu giữa các bên khơng có sự ưng thuận, ý chí khơng được bộc lộ, sự tự nguyện khơng được đề cao thì việc thương thảo
để đi đến một quyết định thành lập công ty cũng như quyết định cơ chế vận hành, bộ máy quản trị, cơ cấu góp vốn… hầu như là điều khơng thể.
Lấy nền tảng là sự tự nguyện, một thoả thuận hay giao dịch thành lập công ty được tạo nên từ những hành vi như đe doạ, lừa dối, cưỡng ép… đương nhiên sẽ làm cho giao dịch bị vô hiệu. Trên thực tế, tuỳ mức độ vi phạm và nội dung giao dịch mà hệ quả xảy đến đối với công ty ở những cấp độ và trường hợp khác nhau. Thông thường, khi hành vi không được thừa nhận là hợp pháp thì mọi sản phẩm tạo ra từ hành vi đó thường được coi là bất hợp pháp. Một thỏa thuận được hình thành từ hành vi bất hợp pháp của các bên thì đương nhiên bị vơ hiệu.