2.6.2 .Chế độ trợ cấp mất việc làm
3.2. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về
về chấm dứt hợp đồng lao động
Hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó là một trong những yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trƣờng, hợp đồng lao động là hình thức tuyển
dụng lao động chủ yếu của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; Là hình thức pháp lý chủ yếu để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tự do xác lập quan hệ lao động; Là căn cứ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động vv…Do đó phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động trong đó có các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động để thực sự phát huy đƣợc vai trò trên là một trong những yêu cầu khách quan hiện nay.
Thứ hai: Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó
thể hiện dƣới cả hai phƣơng diện tích cực và tiêu cực.
Xét dƣới phƣơng diện tích cực, chấm dứt hợp đồng lao động thể hiện quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do dịch chuyển công việc, tự do di chuyển nơi cƣ trú của ngƣời lao động, tự do tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, tăng giảm lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của ngƣời sử dụng lao động. Bên cạnh đó chấm dứt hợp đồng lao động còn là một áp lực buộc ngƣời sử dụng lao động phải nâng cao thu nhập, cải thiện môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động, thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với ngƣời lao động nhằm giữ họ ở lại làm việc cho doanh nghiệp. Đối với ngƣời lao động, chấm dứt hợp đồng lao động còn là một biện pháp buộc họ phải chủ động, tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình để tránh bị thất nghiệp.
- Xét dƣới phƣơng diện tiêu cực, hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động tác động trực tiếp tới thu nhập, cuộc sống, tâm lý của ngƣời lao động và gia đình họ; ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời sử dụng lao động, trong nhiều trƣờng hợp còn gây thiệt hại đến tài sản, uy tín của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động để nó thực sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động kết thúc quan hệ lao động và hạn chế đƣợc những hậu quả tiêu cực nhƣ trên là hoàn toàn cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hiện hành về chấm
dứt hợp đồng lao động trong thời gian vừa qua đã bộc lộ những hạn chế cả về mặt kỹ thuật lập pháp cũng nhƣ trong tổ chức thực hiện đã làm hạn chế vai trò của nó trên thực tế. Mặt khác, các quy định này còn chƣa bao quát, chƣa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau gây không ít khó khăn trong quá trình áp dụng tại các đơn vị sử dụng lao động cũng nhƣ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Thứ tư: Hiện nay chúng ta đang tạo lập, phát triển đồng bộ các loại thị
trƣờng, trong đó có thị trƣờng lao động. Vì vậy nhu cầu hoàn thiện các thể chế của thị trƣờng trong đó có pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động để thị trƣờng lao động thực sự vận hành có hiệu quả và phát triển cũng là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Mặt khác hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động góp phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động dễ dàng tham gia vào thị trƣờng cũng nhƣ tạo hàng hoá đa dạng cho thị trƣờng.
Thứ năm: Quá trình hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện các