3.4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
3.4.2. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường mối quan hệ
hệ giữa điều tra và công tố
3.4.2.1. Hoàn thiện Luật tổ chức Viện kiểm sát
Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức VKSND là nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phù hợp với BLTTHS và các văn bản pháp luật khác, thể chế đầy đủ các nguyên tắc, vấn đề cơ bản của mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong tố tụng hình sự theo hướng bảo đảm các điều kiện để VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong đó tập trung các giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra, VKS chỉ đạo, định hướng hoạt động điều tra. Với mục tiêu đó, Luật tổ chức VKSND được nghiên cứu, sửa đổi theo các hướng sau:
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố với chức năng, nhiệm vụ kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự.
- Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của VKSND trong việc phối hợp, chế ước đối với hoạt động điều tra của CQĐT.
- Phân định rõ thẩm quyền tố tụng và thẩm quyền quản lý hành chính trong hoạt động của VKSND.
quyền hạn giữa Kiểm sát viên với lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ, lãnh đạo VKS. - Quy định cụ thể quyền năng pháp lý cho VKS để chủ động và quyết định trong hoạt động tố tụng, như quy định VKS có thẩm quyền: Phân công, thay đổi Điều tra viên điều tra đối với vụ án; có các chế định tố tụng chặt chẽ để bảo đảm VKS chủ động quyết định trong các hoạt động tố tụng trong việc nắm, quản lý tin báo, tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, khởi tố vụ án, khởi tố bị can... và VKS có thẩm quyền trực tiếp thực hiện các chế định tố tụng này ngay trong giai đoạn điều tra vụ án nếu việc yêu cầu CQĐT thực hiện không đạt hiệu quả.
- Bên cạnh việc quy định VKS có thực quyền để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, cần quy định chế tài cụ thể để xử lý những trường hợp CQĐT không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của VKS dẫn đến oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức VKSND theo hướng: quy định về tổ chức, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của VKSND; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKSND tại Điều 13, 14 Chương II Luật tổ chức VKSND. Trong đó, cần bổ sung công tác của VKS trong việc nắm, quản lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vào Điều 12 và Điều 13 Luật tổ chức VKSND...
3.4.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức điều tra hình sự
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự lần đầu tiên được ban hành năm 1989, đã góp phần quan trọng hình thành và phát triển hệ thống CQĐT các cấp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và VKSND tối cao ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, yêu cầu cải cách tư pháp hội nhập, cần thiết phải pháp điển hóa và nâng Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thành Luật tổ chức điều tra hình sự.
Việc xây dựng Luật tổ chức điều tra hình sự cần theo nguyên tắc là: Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của các CQĐT tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với các nguyên tắc và thực tiễn tổ chức bộ máy của nhà nước ta hiện nay và những năm tiếp theo, phù hợp với tiến trình cải cách tổng thể hệ thống Cơ quan tư pháp nói chung.
Yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng Luật tổ chức CQĐT hình sự là củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động điều tra hình sự đặt trong mối quan hệ với VKS có thẩm quyền, nhằm bảo đảm các điều kiện về tổ chức bộ máy, phân công hợp lý thẩm quyền, trách nhiệm phát hiện tội phạm và điều tra tội phạm; nâng cao khả năng hợp tác quốc tế trong điều tra tội phạm, bảo đảm chế độ, chính sách cần thiết, phục vụ tốt yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Ngoài những nội dung cơ bản kế thừa Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự hiện hành, Luật tổ chức CQĐT hình sự cần xây dựng những nội dung liên quan đến việc luật hóa các hoạt động điều tra ban đầu, quy định cụ thể hơn mối quan hệ và trách nhiệm giữa CQĐT và VKS trong hoạt động phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
3.4.2.3. Hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự
Một là, bổ sung nguyên tắc về mối quan hệ phối hợp và chế ước của VKS đối với CQĐT. BLTTHS đã quy định những nguyên tắc cơ bản tại Chương II, trong đó Điều 23 quy định nguyên tắc chung về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”.
Nội dung nguyên tắc này có phạm vi điều chỉnh đến các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là đối tượng của chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng
hình sự. Tuy nhiên mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong tố tụng hình sự là mối quan hệ tố tụng quan trọng, phức tạp và đặc thù, do vậy cần phải có điều luật quy định về nguyên tắc phối hợp, chế ước giữa VKS với CQĐT để nhận thức thống nhất và thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Vì vậy, BLTTHS cần bổ sung nguyên tắc về mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong tố tụng hình sự.
Hai là, cần luật hóa các hoạt động điều tra ban đầu để VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra từ khi CQĐT thực hiện các biện pháp nghiệp vụ. Phát hiện, điều tra tội phạm là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù để xác định tội phạm và hỗ trợ công tác điều tra, nên những hoạt động này cần phải được thực hiện một cách bí mật và có hiệu quả. Tuy nhiên, đây là những hoạt động hết sức phức tạp, liên quan đến quyền tự do của con người và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm không bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Vì vậy, những hoạt động này chỉ nên là biện pháp bí mật đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền, còn đối với VKS là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ theo Hiến pháp và các quy định của pháp luật là “Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội” thì không thể không nắm được. Do vậy, công tác nghiệp vụ điều tra cơ bản ban đầu của CQĐT cần phải được luật hóa và có sự giám sát chặt chẽ của VKS cùng cấp, trong những trường hợp phức tạp cần phải được sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành. Mặt khác, để bảo đảm việc phát hiện tội phạm mang tính chủ động và nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm, BLTTHS cần quy định CQĐT có trách nhiệm “phát hiện tội phạm”, còn VKS có trách nhiệm kiểm sát việc phát hiện tội phạm của CQĐT. Mặt
khác, CQĐT có trách nhiệm cung cấp cho VKS cùng cấp toàn bộ các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kể cả những vụ việc CQĐT hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra ban đầu thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm; VKS có trách nhiệm kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm.
Ba là, bảo đảm các yêu cầu của VKS phải được CQĐT thực hiện nghiêm chỉnh, trong trường hợp cần thiết VKS có thể trực tiếp thực hiện mọi biện pháp do BLTTHS quy định để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Theo hướng này, BLTTHS cần quy định VKS có thẩm quyền trực tiếp điều tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp thực hiện các biện pháp điều tra nếu đã yêu cầu mà CQĐT không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chỉnh.
Bốn là, cần phân định cụ thể trách nhiệm của CQĐT và VKS trong toàn
bộ quá trình phát hiện tội phạm, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, việc điều tra, thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ án hình sự để nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan; đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp, chế ước giữa hai cơ quan này trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự.
Năm là, cần quy định quyền hạn đề ra yêu cầu điều tra của VKS trong
khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thành một chế định tố tụng hình sự bảo đảm VKS thực hiện tốt việc chỉ đạo, định hướng hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Sáu là, cần quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của một số chủ thể được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và mối quan hệ của các chủ thể này với VKS có thẩm quyền để bảo đảm việc tiến hành tố tụng chặt