Khái niệm, nội dung mối quan hệ giữa hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa điều tra và công tố qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 26 - 30)

việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

1.2. Khái niệm, nội dung mối quan hệ giữa hoạt động điều tra và công tố công tố

1.2.1. Khái niệm

Mối quan hệ là “sự gắn liền mặt nào đó giữa hai hoặc nhiều sự vật khác nhau khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia”[59, tr.341]. Như vậy, mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều sự vật hiện tượng trong xã hội thể hiện ở sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển. Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin thì mọi sự vật hiện tượng trong xã hội không tồn tại một cách biệt lập mà có mối quan hệ biện chứng với nhau; chúng tác động lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Nội dung của mối quan hệ này thể hiện rất đa dạng, phản ánh sự toàn diện của sự vật, hiện tượng. Thông thường, trên bình diện triết học được chia thành các nhóm mối quan hệ chính sau: mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa nội dung và hình thức, giữa tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng, bên trong và bên ngoài, nguyên nhân và kết quả, giữa các mặt đối lập… Chính vì sự tác động lẫn nhau mà gây nên sự phát triển giữa các sự vật hiện tượng. Vì thế, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mặc dù, ở mỗi một giai đoạn tố tụng hình sự đều có những cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu với những chức năng và nhiệm vụ riêng. Tuy vậy, nó vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan điều hành tố tụng khác trong cả tiến trình giải quyết vụ án hình sự.

Quan hệ giữa công tố và điều tra hay cụ thể hơn là quan hệ giữa cơ quan công tố và CQĐT thể hiện ở hai mặt: Quan hệ phối hợp và quan hệ chế ước. Quan hệ phối hợp được hiểu là mỗi cơ quan thực hiện nghiêm chỉnh chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo sự thống nhất, nhịp nhàng khi thực hiện nhiệm vụ chung. Với ý nghĩa này thì sự phối hợp là yếu tố thường xuyên không thể thiếu được trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó hoạt động điều tra là một nội dung quan trọng. Quan hệ chế ước giữa cơ quan công tố và CQĐT không phải là quan hệ quyền uy, mệnh lệnh, phục tùng. Tức là, quan hệ giữa các cơ quan này không phải là quan hệ chấp hành và điều hành. Khi thực hiện nhiệm vụ tố tụng, yêu cầu đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng là phải tuyệt đối tuân thủ các quy định trong BLTTHS. Nếu vi phạm thì hoạt động tố tụng hình sự bị coi là bất hợp pháp. Hậu quả của nó không chỉ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, giải quyết vụ án sai lệch với sự khách quan. Chế ước là sự cần thiết để mỗi cơ quan độc lập trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật của cơ quan khác, từ đó có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, sửa chữa.

Quan hệ phối hợp và chế ước giữa công tố và điều tra tồn tại đan xen nhau, liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tố tụng thể hiện cụ thể ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. Thậm chí trong một số trường hợp nhất định sự thể hiện cụ thể của mối quan hệ này là rất khó phân biệt. Để hoàn thành nhiệm vụ tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải coi trọng và phát huy cả hai loại quan hệ, thực hiện sự phối hợp và chế ước phải được giới hạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định cho mỗi cơ quan. Khác với các hoạt động tố tụng dân sự, kinh tế, lao động hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động hết sức khó khăn và phức tạp. Nó nhằm vào chứng minh một sự kiện, một hiện tượng đã tồn tại trong quá khứ. Vì thế, các cơ

quan tiến hành tố tụng không thể đơn lẻ tự mình mà giải quyết được vụ án. Điều đó có nghĩa là quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể trong giai đoạn điều tra là quan hệ giữa công tố và điều tra, là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động để vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, công mình và đúng pháp luật. Tuy nhiên, sự phối hợp đó cũng chỉ ở một giới hạn, mức độ nhất định trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Tức là không được thái quá, vì như vậy sẽ xâm phạm tính độc lập tự chủ và sáng tạo của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng.

Cơ quan điều tra có mối quan hệ rõ nét với VKS. Nội dung của mối quan hệ giữa CQĐT với VKS được xuất phát từ nhiệm vụ chung nhất là thu thập những tài liệu có căn cứ và hợp pháp để chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc buộc tội trước Toà án. Để làm được nhiệm vụ này hai cơ quan này phải có sự phối hợp với nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời để tránh những khiếm khuyết, sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án giữa hai cơ quan này phải có sự chế ước lẫn nhau đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được tuân thủ đúng pháp luật.

Trên cơ sở vị trí, chức năng, quyền hạn trách nhiệm của Viện kiểm sát (cơ quan công tố) và CQĐT trong quá trình điều tra vụ án hình sự có thể đưa ra định nghĩa về mối quan hệ này như sau: Mối quan hệ giữa công tố và điều

tra là mối quan hệ chế ước, phối hợp lẫn nhau trên cơ sở quy định của pháp luật hướng tới mục đích của TTHS trong quá trình điều tra vụ án hình sự nhằm bảo đảm đấu tranh phòng ngừa tội phạm có hiệu quả cũng như tôn trọng và bảo đảm quyền con người.

1.2.2. Nội dung của mối quan hệ giữa công tố và điều tra

Mối quan hệ giữa điều tra và công tố thể hiện ở mối quan hệ giữa CQĐT và VKS (Viện công tố). Trong đó, mối quan hệ này tồn tại như một tất

yếu khách quan của quá trình giải quyết vụ án nhưng nội dung mối quan hệ này lại phụ thuộc vào nguyên tắc tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước được xác định trong Hiến pháp và mô hình tố tụng hình sự mối quốc gia. Ở những quốc gia, Bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền thì VKS (Cơ quan công tố) là một cơ quan thuộc nhánh quyền hành pháp có chức năng thực hành quyền công tố. Để thực hiện quyền công tố Cơ quan công tố có trách nhiệm điều tra, chứng minh tội phạm bằng việc trực tiếp điều tra hoặc chỉ đạo các cơ quan khác thực hiện các hoạt động điều tra. Trong trường hợp này, mặc dù không trực tiếp tiến hành điều tra những cơ quan công tố phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các quyết định và hoạt động trong việc điều tra vụ án. Cơ quan quan điều tra hoặc những cơ quan khác chỉ được tiến hành các hoạt động điều tra theo sự chỉ đạo của cơ quan công tố. Vì vậy, thông thường ở các nước không hình thành CQĐT độc lập mà chỉ có bộ phận điều tra ở cơ quan công tố và những người hoặc bộ phận được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo sự chỉ đạo của cơ quan công tố. Một số nước ở cơ quan cảnh sát có những bộ phận được giao tiến hành hoạt động điều tra và người được tiến hành hoạt động điều tra có chức danh cảnh sát tư pháp. Tại Trung quốc, mặc dù có thể chế chính trị tương tự như nước ta nhưng cũng không thành lập CQĐT độc lập mà hoạt động điều tra được giao cho những bộ phận ở Bộ công an, Bộ an ninh, Cảnh sát đường sắt… và đặt dưới sự chỉ đạo của VKS. Trong trường hợp này mối quan hệ giữa VKS và cơ quan được giao tiến hành hoạt động điều tra là mối quan hệ phụ thuộc, các hoạt động điều tra do các cơ quan khác tiến hành đều phụ thuộc và chịu sự chỉ đạo của cơ quan công tố. Mối quan hệ phụ thuộc này thể hiện trên các phương diện sau: (1) Cơ quan công tố có quyền hạn và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả các hoạt động điều tra; (2) Cơ quan công tố có thể trực tiếp tiến hành điều tra hoặc việc điều tra được giao cho những cơ quan khác theo qui định

của pháp luật; (3) Các cơ quan khác được giao tiến hành hoạt động điều tra phảI theo yêu cầu và chỉ đạo của cơ quan công tố; (4) Cơ quan công tố không cần phảI làm bản kết luận điều tra và không có thêm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; (5) Hoạt động và kết quả điều tra gắn liền với hoạt động truy tố của VKS.

Ở những nước có hệ thống CQĐT độc lập với VKS thì chức năng điều tra được giao hẳn cho CQĐT thì mối quan hệ giữa CQĐT và VKS lại có nội dung khác. Đó là mối quan hệ giữa hai cơ quan có chức năng riêng biệt trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự, thể hiện ở hai phương diện: (1) Mối quan hệ phối hợp trong quá trình giảI quyết vụ án. Do VKS và CQĐT là những cơ quan độc lập có chức năng tố tụng khác nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung của tố tụng hình sự nên việc phối hợp là yêu cầu tất yếu; (2) Mối quan hệ chế ước: Quá trình tố tụng đòi hỏi bên cạnh việc phát hiện nhanh chóng, chính xác tội phạm nhưng đồng thời phải bảo đảm không làm oan người vô tội, không được vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người nên giữa các cơ quan này cần phải có mối quan hệ chế ước. Quan hệ chế ước giữa VKS và CQĐT không những bảo đảm để pháp luật được thi nghiêm chỉnh trong quá trình giải quyết vụ án mà còn đảm bảo để công lý được thực thi góp phần giải quyết vụ án khách quan, công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa điều tra và công tố qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)