3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện mối quan hê ̣
3.1.1. Thực trạng mối quan hệ giữa điều tra và công tố trong tiếp nhận
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Trong quan hệ phối hợp, giữa CQĐT và VKS trên địa bản thành phố Hải Phòng đã chủ động nắm tình hình tội phạm thuộc thẩm quyền của mình, xác định cụ thể các tội phạm xảy ra để phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian từ ngày năm 2008 đến ngày năm 2013, CQĐT và VKS trên địa bàn Hải Phòng đã tiếp nhận, giải quyết số tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, từ các nguồn khác nhau. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Kết quả thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, VKS trên địa bàn Hải Phòng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số tố giác, tin báo CQĐT tiếp
nhận giải quyết 1.700 1.507 1.384 1.675 1.795 1.784 Số tố giác, tin báo VKS thụ lý
giải quyết 1.520 1.329 1.286 1.565 1.575 1.635 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin - VNSND Hải Phòng và Phòng Tham mưu tổng hợp Công an Hải Phòng
Thông qua việc phối hợp cùng CQĐT, VKS đã cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong các vụ án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tai nạn giao thông; hoặc chuyển hồ sơ, tài liệu kèm theo các quyết định tố tụng như: Lệnh bắt khẩn cấp, Quyết định khởi tố vụ án hình sự... đề nghị VKS cùng cấp phê chuẩn hoặc để tiến hành công tác kiểm sát. Bên cạnh đó, CQĐT, VKS cùng cấp còn tiến hành họp giao ban
định kỳ để thông tin tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013 của VKS tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Công tác phối hợp giữa hoạt động công tố và hoạt động điều tra trên địa bàn Hải Phòng còn được thực hiện thông qua hình thức VKS tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, chuyển đến CQĐT để tiến hành điều tra, xác minh theo thẩm quyền. VKS nhận tố giác, tin báo về tội phạm thông qua hình thức tiếp công dân, nhận đơn tố giác tội phạm thông qua tố cáo, khiếu nại gửi theo đường bưu điện, gửi vào hòm thư tố giác tội phạm đặt tại trụ sở VKS các cấp; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thông qua các khâu công tác kiểm sát khác, như: Kiểm sát giam giữ cải tạo, Kiểm sát thi hành án, kiểm sát xét khiếu tố, kiểm sát các vụ án dân sự...
Bên cạnh công tác phối hợp trong việc tiếp nhận, cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, CQĐT và VKS phối hợp để phân loại, xử lý các thông tin vi phạm, tội phạm để có hình thức xử lý đúng pháp luật. Kết quả xử lý trong 6 năm qua từ năm 2008 đến năm 2013 trên địa bàn Hải Phòng như sau:
Bảng 3.2. Kết quả khởi tố vụ án của CQĐT và VKS trên địa bàn Hải Phòng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số vụ CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án 1.913 1.480 1.807 1.920 1.946 1.950 Số vụ CQĐT ra quyết định không khởi
tố vụ án 303 336 324 342 387 314 Số vụ VKS hủy bỏ quyết định không
khởi tố vụ án 01 0 0 0 0 0 Số vụ VKS hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án 0 02 0 0 0 01 Số vụ VKS trực tiếp khởi tố vụ án 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin - VNSND Hải Phòng và Phòng Tham mưu tổng hợp Công an Hải Phòng
Trong quan hệ chế ước, VKS Hải Phòng đã thực hiện nghiêm túc thẩm quyền của mình bảo đảm việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có căn cứ, đúng pháp luật. Thông qua công tác này, VKS đã hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong 01 vụ; ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án 03 vụ; không phải trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án nào [Xem bảng 3.2].
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đối với những tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do CQĐT nhận được và cung cấp ngay từ đầu cho VKS cùng cấp thì sự phối hợp và chế ước được thực hiện rất chặt chẽ, có hiệu quả, điển hình là các vụ án xảy ra phải tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, như: Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tai nạn giao thông... do Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm, nắm chắc nội dung vụ án và phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên trong việc thu thập chứng cứ, xác định tội danh.