Thế chấp bảo vệ sự an toàn và ổn định cho toàn hệ thống NH và các TCTD khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 67 - 70)

TCTD khác

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, NH Trung ương đều thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng và nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn, ổn định cho toàn hệ thống. Vì thế, bao giờ NH Trung ương cũng yêu

cầu các TCTD phải ban hành các quy chế, quy trình như: Quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay, quy trình cho vay... nhằm bảo đảm cho hoạt động cho vay phải được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các bước, hạn chế thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra. Thậm chí, các TCTD cũng được khuyến cáo phải có các biện pháp dự phòng nhằm khắc phục “sự cố” nếu khách hàng không trả được nợ. Mặc dù hiện nay hầu hết các NH đều đồng ý với quan điểm “tài sản bảo đảm không phải là nguyên tắc cho vay” nhưng thực tế cho thấy các NH luôn yêu cầu khách hàng vay có tài sản bảo đảm và rất hạn chế các khoản vay “tín chấp”, vay không có tài sản bảo đảm. Bởi vì, với một khoản vay không có bảo đảm, nếu đáo hạn hợp đồng mà bên vay không thực hiện đúng cam kết thì Ngân hàng sẽ đứng chung hàng với các chủ nợ không có bảo đảm khác và sẽ chỉ nhận được một phần số vốn đã bỏ ra cho khách hàng vay hoặc có thể là mất trắng. Sự có mặt của thế chấp với tư cách là một biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ giúp các NH luôn trong tình thế ổn định, khó xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán nếu khách hàng mất khả năng chi trả hoặc bị phá sản. Trong trường hợp tài sản thế chấp có khả năng thanh khoản cao thì NH có thể chủ động xử lý tài sản bảo đảm mà không cần biết Khách hàng có ý định trả nợ hay không. Do đó, thế chấp là biện pháp giúp NH luôn giữa được nhịp cân bằng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Theo thống kê thì Hoa Kỳ - một cường quốc kinh tế lại là quốc gia sử dụng thế chấp rộng rãi nhất, bởi vì, thế chấp đã có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trở thành một phương tiện để thực thi chính sách kinh tế của quốc gia này.

Ở nước ta, tuy thế chấp đã xuất hiện từ lâu nhưng pháp luật điều chỉnh vẫn chưa thực sự xứng tầm. Cụ thể, trong đạo luật gốc là BLDS năm 2005 vẫn quy định một cách chung chung, nhiều điều khoản mới chỉ nằm trên giấy chứ chưa đi vào cuộc sống. Những quy định ở các văn bản chuyên ngành thì lại càng tản mản và thiếu tính thống nhất, đồng bộ, khiến các chủ thể lúng túng, tranh cãi khi áp dụng bởi các quy định được hiểu không giống nhau.

nguyên lý pháp lý của thế chấp mà chỉ xin đưa ra được những nguyên lý pháp lý của thế chấp có liên quan đến loại tài sản hữu hình - vật là chủ yếu. Riêng với loại tài sản là vật vô hình thì Tôi chỉ đưa ra những suy nghĩ có tính chất gợi mở theo quan điểm của cá nhân mình.

Trong chương 3, Tôi sẽ trình bày thành hai tiểu mục với tiêu đề: Tài sản thế chấp là vật hữu hình và tài sản thế chấp là vật vô hình. Tuy nhiên, Tôi đặt trọng tâm của Luận văn vào việc phân tích các khía cạnh có liên quan đến tài sản thế chấp là vật hữu hình.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)