Đặc điểm này đã được nhắc đến trong phần lợi ích của việc đăng ký thế chấp, nó đem lại sự an toàn cho bên nhận thế chấp, có thể chống lại sự chiếm hữu tài sản của bên thứ ba. Mặc dù vậy, để có sự đối kháng này, thế chấp phải được đăng ký công khai theo đúng quy định của pháp luật. Và từ đó, chủ nợ có quyền theo đuổi, truy tìm (droits de suite) tài sản thế chấp dù nó ở trong tay ai. Đây là một đặc điểm rất quan trọng của thế chấp, mang tính phái sinh. Bản thân đặc điểm này là hệ quả đặc điểm thế chấp là một vật quyền, nó không được thể hiện thành các điều khoản cụ thể trong B LDS Việt Nam. Do đó các nhà làm luật rất e ngại việc tài sản thế chấp được chuyển giao cho người khác. Các quy định tại Điểm c, khoản 4 Điều 351 (Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 358 Bộ luật này), Điều 358 (Thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh: Trong trường hợp tài sản thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho trở thành người bảo lãnh, nếu được bên nhận thế chấp và người mua, trao đổi, được tặng cho đồng ý) và Khoản 3 Điều 733 (Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đã được thế chấp) của BLDS năm 1995 đã thể hiện rõ sự rụt rè này bằng việc ngăn cấm bên thế chấp chuyển nhượng dưới bất cứ hình thức nào tài sản thế
chấp và quyền sử dụng đất đã được thế chấp. Việc thay đổi cách nghĩ và tư duy cho phù hợp với các hoạt động kinh tế đa dạng và phong phú hiện nay đã được BLDS năm 2005 khắc phục phần nào khi không cấm bên thế chấp quyền sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đã được thế chấp nữa (Điều 717, BLDS năm 2005). Vấn đề này đã được trình bày rõ hơn ở phần đăng ký giao dịch bảo đảm.
Như vậy, khi nói đến thế chấp tài sản hữu hình lập tức người ta nghĩ đến bốn đặc điểm vừa nêu của tài sản vì nó là vật. Còn với tài sản vô hình thì chúng chỉ được xem xét dưới góc độ là các quyền.
Nguyên lý: Khi tài sản thế chấp là tài sản hữu hình, chủ nợ có thể thiết lập trên tài sản đó một vật quyền, dù cho tài sản đó được di chuyển đến đâu và do ai chiếm giữ, bên nhận thế chấp vẫn có quyền truy đòi và có quyền ưu tiên thanh toán trong trường hợp tài sản thế chấp được phát mại. Do đó, không cần thiết đưa ra các quy định về việc cấm chuyển nhượng tài sản hay nghĩa vụ phải thông báo về việc chuyển nhượng tài sản cho bên nhận thế chấp.