Đổi mới mơ hình hoạt động của tổng công ty nhà nước; tạo điều kiện hình thành và phát triển tổng cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ – công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 65 - 69)

kiện hình thành và phát triển tổng cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con.

Về cơ bản, các Tổng công ty Nhà nước hiện nay chủ yếu được thực hiện theo phương thức hành chính, ghép nối, gom đầu mối nhằm xoá bỏ sự phân tán của các doanh nghiệp. Hầu hết các Tổng công ty được thành lập dựa vào việc tập hợp mang tính chất thu gom các DNNN có quan hệ ngang theo quyết định hành chính nhằm làm giảm mối quản lý. Luật quy định các DNNN có quyền gia nhập các tổng công ty do yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế; tuy nhiên, thực tế, quyền quyết định tham gia hay không tham gia vào tổng công ty là quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu Tổng công ty. Như vậy, việc liên kết doanh nghiệp thành viên tổng công ty không phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của quá trình phát triển của bản thân doanh nghiệp khiến cho mơ hình tổng cơng ty khó phát huy được tác dụng. Do đó, các đơn vị thành viên của tổng công ty chưa thực sự gắn kết vơi nhau bằng quan hệ kinh tế, quan hệ hợp đồng, cùng có trách nhiệm và cung phân chia quyền lợi như quan hệ liên kết trong tập đoàn. Điều này làm cho các tổng công ty chưa thực sự trở thành một thể thống nhất, phát huy được sức mạnh tổng thể của tồn tổng cơng ty. Luật DNNN hiện hành quy định Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên hạch tốn độc lập đều có tư cách pháp nhân nhưng chưa tách bạch rõ tư cách pháp nhân của tổng công ty và của doanh nghiệp thành viên này dẫn đến tình trạng pháp nhân (doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập) trong pháp nhân (tổng công ty) làm quan hệ về vốn, tài sản giữa Tổng công ty và doanh nghiệp thành viên chưa thật chặt chẽ, chưa phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi, chưa thực sự thể hiện quan hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư. Luật quy định Nhà nước giao vốn cho Tổng cơng ty sau đó được giao cho các doanh nghiệp thành viên còn Tổng

công ty vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng hay việc vốn sau khi giao thuộc về pháp nhân doanh nghiệp thành viên và tổng cơng ty có quyền và nghĩa vụ như cổ đông nắm giữ vốn của doanh nghiệp. Việc tăng vốn của công ty cho các doanh nghiệp thành viên trong nhiều trường hợp, chỉ là hình thức vì phần lớn vốn nằm trong các doanh nghiệp thành viên trước khi thành lập tổng công ty nên tổng công ty không thực hiện được quyền quản lý đối với phần vốn đó. Trên thực tế, tổng cơng ty chủ yếu là hỗ trợ giải quyết các thủ tục đầu tư , vay vốn tín dụng… và đóng vai trị như mơt cấp quản lý trung gian đối với các doanh nghiệp thành viên thông qua việc chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, theo dõi các doanh nghiệp thành viên.

Luật DNNN 2003 xác định rõ Tổng cơng ty nhà nước hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa cơng ty nhà nước và các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các doanh nghiệp và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và tồn tổng cơng ty (Điều 46). Theo quy định của luật này, khơng chỉ có một loại hình tổng cơng ty nhà nước như trước đây mà bao gồm 3 loại tổng công ty nhà nước. Cụ thể :

- Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập các hình thức liên kết và tập hợp các cơng ty thành viên hạch tốn độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật chính, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chun mơn và chun mơn hố kinh doanh của các đơn vị thành viên và tồn tổng cơng ty (điều 47). Loại tổng công ty nhà nước này được xác định trong Luật mới nhằm tiếp tục điều chỉnh đối với loại tổng công ty đã thành lập trước đây, đang được đổi mới dần

những vấn đề cịn tiếp tục tồn tại trong q trình sắp xếp. Tuy nhiên, các quy định về loại tổng công ty này bằng cách quy định chặt chẽ điều kiện thành lập và tồn tại như: Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước; Các công ty thành viên hoặc động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật chính, liên kết chặt chẽ với nhau về cơng nghệ, thị trường và vốn: có ít nhất hai tổng công ty trong một ngành, lĩnh vực, trừ ngành, lĩnh vực mà công nghệ sản xuất không cho phép thành lập hai hay nhiều tổng công ty; tổng công ty phải tổ chức được các hoạt động dịch vụ tìm kiếm thị trường, thơng tin đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và các hoạt động dịch vụ khác hỗ trợ trực tiếp cho các công ty thành viên; tạo điều kiện phát triển cơng nghệ, tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân cơng chun mơn hố, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty thành viên chấp thuận … (điều 48). Các Tổng công ty không đáp ứng các điều kiện thì phải tổ chức lại, chuyển đổi thành cơng ty do các doanh nghiệp tự đầu tư và thành lập (theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con) hoặc giải thể. Luật DNNN 2003 cũng xác định rõ hơn về vốn và tài sản của tổng công ty và các đơn vị thành viên, theo đó vốn điều lệ của tổng công ty bao gồm: vốn nhà nước được hạch tốn tập trung ở tổng cơng ty, vốn nhà nước ở cơng ty thành viên hạch tốn độc lập; vốn điều lệ của công ty thành viên hạch tốn độc lập được hình thành từ vốn điều lệ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư tại công ty…Tổng công ty không điều chuyển vốn, tài sản của tổng công ty tại các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân do mình sở hữu tồn bộ vốn điều lệ theo phương thức khơng thanh tốn, trừ trường hợp quyết định tổ chức tại công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích (điều 50). Ngồi ra, các quyền và nghĩa vụ của đáp ứng u cầu mới. Cơng ty thành viên hạch tốn độc lập có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, có quyền quản lý và chủ động sử dụng

vốn của công ty và vốn do tổng công ty đầu tư. Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản suất kinh doanh của tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế; chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng công ty; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp của tổng công ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng tổng cơng ty hoặc được tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của tổng công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổng cơng ty; có quyền đầu tư, góp vốn vào cơng ty khác…(điều 52).

- Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết khơng qua đầu tư, góp vốn của cơng ty nhà nước, quy mơ lớn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó cơng ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác(điều 47). Đây là mơ hình tổng cơng ty dựa trên quan hệ công ty mẹ – công ty con, các công ty thực hiện việc chi phối lẫn nhau không qua quan hệ đầu tư, dần dần chuyển thành các tập đồn kinh tế có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác, phù hợp với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Loại hình tổng cơng ty nhà nước này khơng có tư cách pháp nhân, mà chỉ là hình thức liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân với nhau. Trong cơ cấu của tổng công ty này có loại cơng ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác (được gọi là công ty mẹ) và các công ty bị chi phối ( được gọi là cơng ty con), được tổ chức dưới hình thức cơng ty TNHH một thành viên, cơng ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, cơng ty ở nước ngồi. Quan hệ giữa các cơng ty mẹ – công ty con được thực hiện dựa trên tỷ lệ vốn đầu tư của công ty mẹ đối với cơng ty con. Để tạo điều kiện hình thành gọi tổng cơng ty này, Luật DNNN 2003 đã mở rộng quyền tự chủ cho công ty nhà nước về quyết định dự án đầu

tư, mua cổ phần, chuyển nhượng tài sản, liên doanh, liên kết để phát triển loại tổng công ty theo cơ chế mới này (điều 15).

- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty TNHH nhà nước một thành viên chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công ty TNHH nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu đối hoặc hình thức pháp lý từ các công ty nhà nước độc lập (điều 47). Về nguyên tắc, Tổng công ty nhà nước này được tổ chức và quản lý theo mơ hình cơng ty nhà nước có hội đồng quản trị, tuy nhiên đây là mơ hình tổng cơng ty mới nên Luật chỉ quy định những nội dung có tính chất chung và giao cho chính phủ hướng dẫn thi hành.

2.2.8. Đổi mới việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và quản lý phần vốn góp của nhà nước ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)