Hiện nay có thực tế là một đối tác nước ngoài muốn liên doanh với DNNN cần biết rõ những cơ quan nào có quyền quyết định liên quan đến việc góp quyền sử dụng dất làm vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh. Từ trung ương đến địa phương có rất nhiều cơ quan có thể can thiệp vào quá trình sử dụng nguồn vốn này, như:
- Cơ quan chủ quản – thường là các Tổng công ty, các bộ hoặc UBND các tỉnh, có quyền xem xét và phê duyệt dự án đầu tư của DNNN do mình “quản lý”.
- Bộ KH&ĐT và các UBND các tỉnh có quyền xem xét cấp phép đầu tư cho liên doanh.
- Bộ Tài chính có quyền xem xét giá thuê đất.
- Bộ Tài nguyên – Môi trường (trước đây là Tổng Cục địa chính) có quyền xem xét về việc sử dụng đất và đăng ký quyền sử dụng đất.
- Văn phịng kiến trúc sư có quyền xem xét và phê chuẩn kế hoạch xây dựng.
- UBND các địa phương, thường là cấp quận/huyện, thậm chí cấp xã có quyền can dự vào các kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.
- Những đơn vị và cơ quan khác liên quan đến đền bù và giải toả mặt bằng.
Do rất nhiều cơ quan có quyền can dự vào việc sử dụng tài sản như vậy, các giao dịch liên quan đến loại tài sản này cần được sự đồng thuận của họ – một công việc tốn kém thời gian và tiền bạc. Chi phí giao dịch gia tăng, dẫn đến các DNNN phản ứng chậm chạp với quá trình thay đổi của thị trường và kém tính cạnh tranh. Nếu lơ đất góp vào liên doanh thuộc quyền tài sản tư hữu, chủ tài sản có tồn quyền quyết định trong giây lát, song nếu lơ đất đó thuộc quyền sử dụng của một DNNN thì những trình tự lập, trình, lấy ý kiến và xét duyệt dự án có khi kéo dài hàng năm [47].
Do đó, để giảm chi phí giao dịch, làm DNNN không mất cơ hội kinh doanh và giúp DNNN hoạt động hiệu quả hơn đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc trên theo hướng giảm đầu mối cơ quan xét duyệt quá trình hoạt động, sử dụng vốn của DNNN.