3. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 2,886 23,
2.2.2.1 Phân tích chi phí sử dụng vốn vay của công ty
Phân tích chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn của công ty
Chỉ Tiêu
2009 2010 Chênh lệch
Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền giảm (%)Tốc độ Nợ vay ngắn hạn
(Trả lãi suất)
16692
3 43.51 158940 59.60 (7983) 4.78
Nợ ngắn hạn
(Không lãi suất) 216706 56.49 107743 40.40 (108963) 50.28
Tổng nợ ngắn hạn 383629 100 266683 100 (116945) 30.48
Nợ ngắn hạn không tính lãi bao gồm các khoản nợ sau : Khoản phải trả người bán, người mua ứng trước, doanh thu chưa thực hiện phải trả cho công nhân viên, khoản phải nộp Nhà nước. Đây là các khoản nợ chiếm dụng, khi sử dụng các khoản nợ này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty không phải trả lãi vay.
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ ngắn hạn của công ty năm 2009 đã giảm đi 116945 triệu đồng hay giảm 30.48% so với năm 2009. Bên cạnh đó, tỉ trọng của
từng thành phần trong nợ vay ngắn hạn trả lãi suất tăng từ 43.51% năm 2009 lên
59.60% vào năm 2010, tỉ trọng nợ ngắn hạn không tính lãi giảm từ 56.49% năm
2009 xuống còn 40.40% vào năm 2010, điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2010
này công ty sẽ trả lãi vay ít hơn so với năm 2009 bởi vì không những tổng nợ vay ngắn hạn giảm mà ngay cả phần nợ ngắn hạn phải trả không tính lãi cũng giảm. Phần nợ vay ngắn hạn ngân hàng này giảm, nếu chi phí sử dụng lãi vay ngắn hạn hai năm bằng nhau thì chắc chắn là lãi vay ngắn hạn năm 2010 sẽ nhỏ hơn so với lãi vay ngắn hạn năm 2009. Do đó năm 2010 này công ty sẽ tiết kiệm thêm được một phần lãi vay ngắn hạn từ việc giảm số nợ ngắn hạn này.
Như vậy, tổng nợ ngắn hạn của công ty giảm là do cả nợ vay ngắn hạn trả lãi suất và nợ ngắn hạn không tính lãi suất giảm. Ngoài ra nhìn vào bảng phần tích ta thấy tốc độ giảm của nợ vay ngắn hạn trả lãi suất và tốc độ giảm của nợ ngắn hạn không tính lãi không giống nhau, cụ thể là tốc độ giảm của nợ vay ngắn hạn trả lãi suất giảm ít hơn so với nợ ngắn hạn không tính lãi.
Phân tích chi phí sử dụng vốn vay dài hạn của công ty
Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn của Công ty
(Đvt :triệu đồng) Chỉ Tiêu 2009 2010 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tốc độ giảm (%)
Nợ vay dài hạn 26899 99.91 8680 99.77 (18219) 67.73
Nợ dài hạn 25 0.09 20 0.23 (5) 20.00
Tổng nợ dài hạn 26924 100 8700 100 (18224) 67.69
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ dài hạn của Công ty năm 2010 giảm
18224 triệu đồng hay giảm 67.69% so với năm 2009, điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2010 này công ty đã giảm sử dụng đòn bẩy trong cấu trúc vốn của mình và do nợ vay dài hạn giảm nên chi phí tài chính cố định của công ty cũng giảm theo và độ nghiêng đòn bẩy tài chính (mức độ khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu) cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó ta thấy tỉ trọng của từng thành phần nợ dài hạn có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Tổng nợ dài hạn của công ty chủ yếu là do nợ vay dài hạn (chiếm đến hơn 99%), và một lượng nhỏ của nợ dài hạn (dự phòng trợ cấp
mất việc làm), ngoài ra công ty không có khoản nợ dài hạn khách hàng, điều này cho thấy công ty đã không tận dụng được lợi thế từ khoản vay không tính lãi này, đối với nợ vay dài hạn thì công ty phải trả lãi vay hay nói cách khác là công ty phải tốn chi phí sử dụng nợ.
2.2.2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần
Chi phí sử dụng vốn cổ phần của Công ty
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch
Lợi nhuận sau thuế 684 5512 4828
Vốn cổ phần 48148 48148 0
Chi phí sử dụng vốn 1.42% 11.45% 10.03%
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng chi phí sử dụng vốn cổ phần năm 2010 tăng so với năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 4828 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2009 một đồng vốn cổ phần tạo ra được 0.0142 đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu còn năm 2010 thì một đồng vốn cổ phần tạo ra được 0.1145 đồng lợi nhuận ròng chủ sở hữu.
2.2.2.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
Phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân(WACC)
Năm WD WE rD rE WACC
2009 35.86% 64.14% 10.67% 23.5% 18.90%
2010 15.30% 84.70% 12.83% 24.2% 22.46%
Theo số liệu tính toán từ bảng trên, ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2010 đã cao hơn năm 2009, nguyên nhân là do:
- Năm 2010 nợ vay dài hạn của công ty đã giảm đáng kể so với năm 2009 (từ 27 triệu năm 2009 xuống còn 8,7 triệu năm 2010). Điều này đã làm cho tỷ trọng nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn năm 2010 giảm xuống và tỷ trọng nguồn tài trợ bằng cổ phần thường tăng lên (mặc dù cổ phần thường không tăng lên).
- Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn và chi phí sử dụng vốn cổ phần thường năm 2010 cao hơn năm 2009.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN HỢP LÝNHẰM GIẢM CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHẰM GIẢM CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 579
Ưu điểm:
Qua việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty ở trên cho thấy cấu trúc tài chính có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên dần tăng lên, không những đủ tài trợ cho tài sản cố định mà còn dôi ra một phần tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Chính vì thế mà công ty đạt được cân bằng tài chính trong dài hạn. Trong nguồn vốn thường xuyên, tỷ trọng nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng dần, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ các cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu được. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đặc biệt vào cuối năm 2010, làm tính tự chủ về tài trợ tài sản cố định nhờ đó được cải thiện.
Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng thấp dẫn đến chi phí khấu hao cũng thấp, điều này sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh của công ty khi công ty hoạt động kém hiệu quả. Và do đặc điểm hoạt động của công ty diễn ra ở nhiều khu vực, vì vậy nếu tỷ trọng tài sản cố định nhiều sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển. Với đặc trưng này chính sách của công ty là không mua sắm thêm tài sản cố định mà đi thuê khi có nhu cầu.
Nhờ vào công tác quản lý trên cơ sở xây dựng kế hoạch về nguyên vật liệu trước khi tiếp nhận công trình, điều này đã giúp cho công ty có những chính sách phù hợp trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho công trình. Mặt khác, do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là xây dựng kiên cố, sản phẩm thường được sử dụng trong một thời gian dài vì vậy việc thu hồi nợ thường mất một thời gian dài sau nên tỷ trọng nợ phải thu vẫn còn cao. Hơn nữa, việc tăng số vòng quay khoản phải thu có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với những công ty cùng ngành. Công ty cần phải xem xét lại các chính sách của mình tốt hơn nữa. Chính sách quản lý các khoản phải thu khách hàng chi tiết cho từng khách hàng và từng công trình cụ thể, điều này giúp cho công ty biết được khách hàng nào có khả năng thanh toán tốt và có uy tín trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc ký kết hợp đồng.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, cấu trúc tài chính của công ty vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh.
Tuy công ty quản lý nợ cũng tương đối chặt chẽ nhưng việc khách hàng nợ đọng kéo dài vẫn còn nhiều, hiện nay công ty chưa có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Điều này đã làm cho công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn vì đa số tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là nợ phải thu khách hàng. Và điều này cũng chứng tỏ một số vốn của công ty đã bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng.
Lượng tiền để công ty hoạt động vào cuối kỳ không đủ cho nhu cầu quay vòng vốn của công ty. Lượng tiền để công ty hoạt động quá ít, tuy nó không gây ra tình trạng lãng phí vốn nhưng lại gây cho công ty các khó khăn trong việc thanh toán với nhà cung cấp.
Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng thấp làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Vì trong thời buổi này đa số các công trình đều đòi hỏi xây dựng phải được tiến hành bằng các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu khoa học vào lĩnh vực xây dựng. Nhưng tình hình của công ty thì chỉ có thể xây dựng các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Do đó lợi nhuận từ các công trình mang lại vẫn chưa cao.
Việc vay nợ của công ty ngày càng có xu hướng giảm, nhưng nợ vay vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong cấu trúc vốn, đồng thời với việc vay nợ là ta cũng phải trả với một mức chi phí ngày càng tăng. Mặt khác số tiền mà ngân hàng cho phép công ty nợ có thời hạn không phải là vô hạn. Do đó nếu tình trạng vay nợ tiếp tục diễn ra ngày càng tăng thì đến lúc công ty sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán hoặc phải đi vay với một mức lãi suất cao hơn. Do đó trong tương lai công ty cần phải có biện pháp để huy động nguồn vốn khác để đầu tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty tuy đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn nhưng đây không phải là tiềm năng thực sự của công ty mà do công ty đầu tư vào tài sản cố định quá thấp. Do vậy việc cân bằng tài chính trong dài hạn này cũng không được đảm bảo vì chỉ cần công ty đầu tư thêm vào tài sản cố đinh thì việc cân bằng tài chính này sẽ dễ bị phá vỡ. Mặt khác công ty bị mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn, làm cho áp lực thanh toán nợ ngắn hạn tăng và rủi ro mất thanh toán là khá cao.
Ngày nay theo xu hướng ngày càng hiện đại hoá khoa học kỹ thuật, mọi ngành nghề đều đang trên đà phát triển trong đó bao gồm cả ngành xây dựng. Do đó việc xây dựng không nên chỉ tiến hành thủ công mà cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học vào công tác xây dựng. Một mặt, do điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài tỉnh, đòi hỏi việc xây dựng cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các phương tịên hiện đại để việc xây dựng được thực hiện tốt và đạt chất lượng cao hơn. Mặt khác, để đẩy nhanh khả năng cạnh tranh, công ty cần phải đầu tư mới máy móc thiết bị để có thể xây dựng các công trình lớn mà thị trường đang cần chứ không thể chỉ xây dựng các công trình có quy mô nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của công ty không cao và dễ dàng bị đào thải.