Đến đây thì có một câu hỏi cần đặt ra là: Để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn (hay là tối thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân) thì bạn sẽ lựa chọn cấu trúc vốn
nghiêng về nợ hay là vốn cổ phần? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau
phân tích mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn bình quân với mức độ đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính thường bao gồm: nợ và cổ phần ưu đãi. Nhưng ở đây chúng ta chỉ phân tích ở góc độ “đòn bẩy tài chính là việc sử dụng nợ”.
Khi một doanh nghiệp vay nợ, thì doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế của tấm chắn thuế từ nợ vay nhờ vào quy định lãi vay được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ thì sẽ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Bên cạnh đó, trong hai nguồn tài trợ là nợ và vốn cổ phần thì do lợi ích do tấm chắn thuế mà nợ mang lại nên ta có:
Chi phí sử dụng nợ < chi phí vay cổ phần rD* < rP, rE
Mà: WACC = ( wD x rD*) + (wP x rP) + (wE x rE )
Như vậy nếu: tỉ lệ nợ trong cấu trúc vốn wD càng lớn thì chi phí sử dụng vốn
bình quân WACC sẽ giảm. Nợ tỷ lệ nghịch với chi phí sử dụng vốn bình quân.
Vậy điều này có đúng trong tất cả các trường hợp hay không?
Mặt trái của vay nợ là khi ta vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của là chắn thuế từ nợ vay (PV của tấm chắn thuế).
Kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanh nghiệp không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản , đôi khi nó có nghĩa là đang gặp rắc rối. Như vậy, khi ta sử dụng nợ vượt quá một giới hạn nào đó thì tác động của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân gia tăng lên.
Với:
GTDN = GTDN + PV - PV
(có sử dụng nợ) (không sử dụng nợ) (tấm chắn thuế) (kiệt quệ tài chính) Ta có hình vẽ sau:
Ta có thể thấy sự đánh đổi giữa lợi ích từ tấm chắn thuế và chi phí của kiệt quệ ấn định cấu trúc vốn tối ưu như thế nào: PV (tấm chắn thếu) ban đầu tăng khi doanh nghiệp vay thêm nợ. Và ngay khi doanh nghiệp bắt đầu vay nợ thì ngay lập tức đã có sự xuất hiện của chi phí kiệt quê tài chính nhưng lúc này chi phí kiệt quệ tài chính vẫn còn ít và lợi ích do tấm chắn thuế mang lại vẫn có ưu thế hơn. Nhưng khi doanh nghiệp tăng nợ đến một giá trị nào đó thì khi đó chi phí kiệt quệ tài chính sẽ bắt đầu tăng cao và vượt qua lợi ích do tấm chắn thuế mang lại khi đó thì giá trị của doanh nghiệp có sử dụng nợ sẽ nhỏ hơn giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ. Như vậy, chúng ta chỉ nên vay nợ đến 1 giới hạn tỉ lệ nợ tối ưu nào đó nếu không thì chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ gia tăng ( do tác động gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính).
Kết luận: Một cấu trúc vốn tối ưu không thể tồn tại vĩnh hằng với doanh nghiệp xuất phát từ việc chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ không đứng yên một chỗ có nghĩa là chi phí sử dụng vốn luôn thay đổi do chính sách của nhà nước và cung cầu vốn trên thị trường, điều khiển sự phát triển của thị trường vốn và nhiều yếu tố khác. Nói tóm lại, chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ luôn bị
thay đổi theo thời gian từ đó làm thay đổi đến WACC thay đổi cấu trúc vốn của
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬDỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ 579 QUA DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ 579 QUA HAI NĂM 2009-2010