2.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo tồn đa dạngsinhhọc
2.2.2 Tổng quan pháp luật về bảo tồn đa dạngsinhhọc của Việt Nam sau khi ban
Như đã phân tích ở phần trên, hệ thống pháp luật về bảo tồn ĐDSH của Việt Nam trong một thời gian dài đã thể hiện những bất cập lớn, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất,... nên hiệu quả áp dụng chưa cao, dẫn đến việc bảo tồn ĐDSH còn hạn chế, chưa duy trì và phát triển được hệ thống bảo tồn ĐDSH cũng như tính đa dạng trong hệ thống ĐDSH của quốc gia. Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia vẫn chưa được nội luật hóa hoàn toàn vào hệ thống pháp luật trong nước. Với những đòi hỏi về mặt lý luận cũng như thực tiễn như vậy, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐDSH, luật hóa có hệ thống và thống nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các cam kết quốc tế về ĐDSH phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Luật ĐDSH được Quốc hội nước ta ban hành
ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của hoạt động bảo tồn ĐDSH hiện hay và trong tương lai [24, tr7]. Luật ĐDSH bao gồm 8 chương với 78 điều luật quy định các vấn đề cơ bản nhất của việc bảo tồn và phát triển ĐDSH; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Luật ĐDSH năm 2008 được ban hành đã đánh dấu một bước phát triển lớn của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường[9]. Luật đã hoàn thành nhiệm vụ pháp điển hóa các quy định về bảo vệ ĐDSH được đề cập rải rác trong nhiều lĩnh vực pháp lý thành một lĩnh vực pháp lý cụ thể, độc lập, hỗ trợ và tạo thế cân bằng với lĩnh vực pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Có thể nhận thấy một số điểm sau:
Một là Luật ĐDSH (có hiệu lực từ ngày 01/07/2009) là văn bản đầu tiên và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH trong thời điểm hiện nay.
Hai là Luật ĐDSH năm 2008 là nền tảng cơ bản về mặt pháp lý cho công tác bảo tồn ở nước ta.
Ba là Luật ĐDSH năm 2008 tập trung điều chỉnh các vấn đề: quy hoạch bảo tồn ĐDSH; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; hợp tác quốc tế về ĐDSH; cơ chế, nguồn lực bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH [24, tr8].
Bên cạnh Luật ĐDSH năm 2008, Chính phủ và các Bộ ngành đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật liên quan, bao gồm: Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ĐDSH ; Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi; Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường; Thông tư Liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [24, tr8– tr9]…
Ngoài các Luật và văn bản dưới Luật đã được đề cập ở trên, trong thời gian qua
không thể không kể đến Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/05/2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm 2020 thực hiện Công ước ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” (Gọi tắt là Kế hoạch 79). Ở thời điểm năm 2007, đây là văn bản có tính tổng thể nhất về ĐDSH với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu được đặt ra cho đến năm 2010 [7, tr.52]. Và mới đây nhất, vào ngày 31/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể để thực hiện việc bảo tồn ĐDSH.