Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạngsinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 07001 (Trang 96 - 100)

ĐDSH là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn đối với Trái đất. ĐDSH có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào ba nhóm: giá trị kinh tế, giá trị nhân văn, và giá trị tài nguyên và môi trường. Việc bảo vệ các giá trị của ĐDSH là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, các nước có Luật ĐDSH đã quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đồng thời hạn chế các hoạt động làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Vì vậy, việc tham khảo pháp luật nước ngoài về ĐDSH là hết sức cần thiết cho việc xây dựng pháp luật về ĐDSH ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm về xây dựng pháp luật bảo tồn ĐDSH của các quốc gia đã được Luận văn nêu ra tại mục 1.2.4.

3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học sinh học

3.2.1 Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Việc thi hành luật ở Việt Nam được xem như yếu, rất nhiều luật và quy chế hiện Việc thi hành luật ở Việt Nam được xem như yếu, rất nhiều luật và quy chế hiện tại thường bị lờ đi. Cải thiện tính thực thi của luật là yếu tố cơ bản thành công của quá trình phát triển khoẻ mạnh cho đất nước.

Thông thường thì luật bị thay đổi đi bởi những người dân địa phương, các phiên toà xử mức phạt vi phạm của dân địa phương về những vụ nhỏ như chặt cây lấy củi và gây cháy rừng thường bị buông lơi vì nghèo đói. Điều này làm cho luật kém hiệu lực

và vì thế được đề xuất rừng dân không nộp được phạt thì phải bị bắt đi lao động công ích cho các dự án môi trường thay cho hình phạt.

Chính sách của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khuyến khích thuê dân địa phương làm công tác bảo vệ. Những cán bộ bảo vệ như thế thì quen thuộc với rừng và những điều kiện sở tại hơn, khi họ làm việc hầu như vẫn là ở nhà, họ hiểu về những vấn đề của địa phương và bằng cách tuyển chọn những nhân viên như thế ở khu bảo tồn thiên nhiên mang lại lợi ích rõ ràng cho cộng đồng địa phương. Mặc dầu vậy, có những mặt yếu đối với những cán bộ bảo vệ địa phương là họ không muốn bắt những người họ biết. Có đề xuất cần có cả cán bộ địa phương và cán bộ tuyển từ nơi khác đến.

3.2.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế xã hội cho dân cư vùng đệm vùng đệm

Cộng đồng dân cư trong khu vực chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ là một trong những thành phần quan trọng có ảnh hưởng đến sự biến động của tài nguyên rừng và ĐDSH. Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối đời sống sinh hoạt của người dân. Vì thế, để làm tốt công tác bảo tồn ĐDSH việc phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập thay thế, ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm VQG nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên rừng là hết sức cần thiết [36, tr123].

Thứ nhất, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm

Một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài nhằm từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng là việc chú trọng phối hợp cùng chính quyền địa phương trong công tác phát triển kinh tế vùng đệm, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng, giảm sức ép vào vườn, trên nguyên tắc gắn quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích, động viên, cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức như UNDP, SNV Tropenbos, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Anh, WWF, DED, EnBW... đã triển khai nhiều dự án nhỏ đầu tư trực tiếp cho cộng động vùng đệm hưởng lợi như: hỗ trợ cho nông dân vay vốn luân phiên phát triển sản xuất, xây dựng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt lúa nước, xây dựng thủy lợi nhỏ, xây dựng nguồn nước tự chảy, phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nuôi cá nước ngọt, cung cấp con giống gia súc, gia cầm chăn nuôi (dê, lợn...), xây dựng vườn thuốc nam gia đình, nâng cao nhận thức bảo tồn...

Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân của các xã vùng đệm thông qua các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Nhờ đó mà không ngừng xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của lực lượng khoán bảo vệ rừng hoạt động tập trung gồm các nhóm hộ gia đình kết hợp với lực lượng kiểm lâm tạo thành sức mạnh tổng hợp hoạt động có hiệu quả hơn. Đây được xem như một mô hình xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa phương theo các chương trình dự án. Chính sự đầu tư lồng ghép từ những chương trình này đã góp phần không nhỏ để cải tạo đời sống kinh tế của đại đa số cộng đồng dân cư các xã vùng đệm, giảm thiểu tình trạng phá rừng trong khu vực [37].

Thứ hai, phát triển du lịch sinh thái bền vững, khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch

Việc đầu tư phát triển du lịch tại VQG Pù Mát là việc làm cần thiết, đặc biệt là mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (người Thái, người Đan Lai) và xây dựng các nhà dừng chân để tiếp đón du khách. Phát huy tiềm năng ở khu vực có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ như Thác Khe Kèm, Suối Nước Mọc, Rừng Săng Lẻ, Hang Thắm Nàng Màn, du thuyền trên sông Giăng [44].... Thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch theo hướng bền vững như du lịch sinh thái trong khu vực VQG Pù Mát. Bên cạnh

đó, cần đào tạo hướng dẫn viên là người bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ vui chơi và ẩm thực.

Thứ ba, tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ ĐDSH:

Cộng đồng dân tộc ít người thường có cuộc sống gắn bó với rừng, họ có khả năng thay đổi tập quán và kiểm soát các hoạt động của mình để kìm hãm sự xâm phạm đến rừng. Vì thế cần xây dựng hệ thống quản lý bảo tồn có sự tham gia của người dân, chiến lược đưa ra là để làm sao người dân địa phương, chính quyền các cấp, Ban quản lý khu bảo tồn, hạt kiểm lâm các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và các đơn vị liên quan có thể cùng nhau xây dựng được một chương trình phát triển bền vững với những giải pháp vừa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vừa phát triển kinh tế và xã hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng [36, tr131].

Hiện nay cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực hầu như ít quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là động vật hoang dã. Lý do họ chưa quan tâm một phần vì do nhận thức, phần vì kinh tế khó khăn và phần quan trọng là chưa tạo được cơ chế phù hợp để thúc đẩy họ tham gia bảo tồn tài nguyên quý giá này. Vì vậy, để nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng, tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; lồng ghép các vấn đề bảo tồn vào trong các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng và phát triển các mô hình nông lâm nghiệp kết hợp phù hợp với sinh thái địa phương và đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm thị trường [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 07001 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)