Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo tồn đa dạngsinhhọc tại Vườn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 07001 (Trang 79 - 89)

2.4 Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạngsinhhọc tại Vườn quốc gia Pù Mát,

2.4.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo tồn đa dạngsinhhọc tại Vườn quốc

tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

2.4.2.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thành lập và quản lý Vườn quốc gia Pù Mát

Căn cứ vào thực trạng ĐDSH hiện tại của VQG Pù Mát có thể thấy đây là nơi có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và có giá trị du lịch sinh thái…Việc thành lập, quản lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát thực hiện theo các quy định của Luật ĐDSH năm 2008.

Cụ thể, có nguồn gốc từ việc kết hợp hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía tây nam tỉnh Nghệ An: Khu BTTN Anh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500 ha và Khu BTTN Thanh Thủy, huyện Thanh Chương (được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) để thành lập Khu BTTN Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương, ngày 21/5/1997, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt Quyết định số 2150/QĐ-UB về việc thành lập Khu BTTN Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg về việc chuyển hạng khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn quốc gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích Vườn quốc gia là 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 ha, vùng đệm có diện tích 86.000 ha [24], [42]. Như vậy, việc thành lập, chuyển hạng VQG Pù Mát được Thủ tướng Chính phủ quyết định. VQG Pù Mát có quy hoạch chi tiết, bao gồm: vị trí và diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi hệ sinh thái, vùng đệm; ranh giới từng phân khu và toàn khu bảo tồn; phương án ổn định các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong VQG. Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi kế hoạch quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh.

Việc quản lý VQG Pù Mát được giao cho Ban Quản lý VQG. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý VQG được thực hiện theo Quyết định số 48/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Pù Mát. Theo đó, VQG Pù Mát là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. VQG Pù Mát có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

VQG Pù Mát có chức năng: Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan trong phạm vi của Vườn. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng trong phạm vi địa giới của Vườn.

Về Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý VQG Pù Mát được quy định theo

Quyết định số 48/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Nghệ An đã thể hiện đầy đủ nội dung về quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu BTTN được quy định tại Điều 29 Luật ĐDSH năm 2008. Theo đó, Ban quản lý VQG Pù Mát có trách

nhiệm:Quản lý, bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu;

phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên trên diện tích được giao; Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; Tổ chức Dịch vụ môi trường; Trình Ủy ban nhân dân tỉnh các chương trình, dự án đầu tư. Là chủ đầu tư các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và được UBND tỉnh giao; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vườn và vùng đệm; Lập, thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; Vườn thực vật; cây xanh; cây cảnh; mô hình nông lâm; khi được cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền giao; Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng theo Điều 61

của Luật BV&PT rừng năm 2004; Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước; Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên thực tế Ban quản lý VQG Pù Mát đã thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể như đã được quy định.

VQG Pù Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với diện tích 91.113 ha [45]. Như vậy Pù Mát vừa nằm trong quy định về Rừng đặc dụng của Luật BV&PT rừng năm 2004 vừa là Khu BTTN theo quy định của Luật ĐDSH năm 2008. Theo các quy định về quản lý rừng đặc dụng thì không có loại rừng đặc dụng nào cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên trên thực tế tại VQG Pù Mát cũng như tại nhiều Khu BTTN khác người dân vẫn khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ban quản lý VQG Pù Mát không thể cấm người dân khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, tuy nhiên, dựa vào những quy định của pháp luật liên quan đến bảo tồn ĐDSH cũng như BV&PT rừng để thực hiện việc tuyên truyền, vận động người dân khai thác, sử dụng một cách hợp lý cùng với sự phát triển bền vững tài nguyên rừng của VQG.

2.4.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng loài

Với diện tích tổng diện tích Vườn quốc gia là 91.113 ha đất rừng, pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát chủ yếu được thực hiện theo các quy định của Luật BVMT năm 2005, Luật BV&PT rừng năm 2004 và Luật ĐDSH năm 2008.

Có thể nói vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở VQG Pù Mát rất được quan tâm và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

biến về trách nhiệm bảo vệ rừng đến từng cá nhân, hộ dân sống trong vùng đệm của VQG [37]. Các cán bộ, nhân viên tại VQG cũng thường xuyên cập nhập, tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan tới BV&PT rừng, bảo tồn ĐDSH hệ sinh thái rừng tại VQG. Tại VQG Pù Mát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc những hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng đều được quản lý và phải tuân theo các quy định của Luật BV&PT rừng, phát luật về BVMT, pháp luật về bảo vệ kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật liên quan. Vấn đề xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hiện nay, tại huyện Con Cuông, cũng như huyện Anh Sơn, huyện Tương Dương đang có các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất giấy, đường, các công trình thủy điện (Nhà máy đường Sông Lam – huyện Anh Sơn, Nhà máy xi măng 12-9 – huyện Anh Sơn, Nhà máy giấy Tân Hồng – huyện Con Cuông, Đập thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương…) tại vùng đệm của VQG, để các dự án được đi vào hoạt động, các chủ đầu tư phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường ( ĐMC, ĐTM), phải đảm bảo việc xây dựng các công trình, việc sản xuất sản phẩm, xử lý rác thải…không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật rừng cũng như đời sống, sức khỏe của người dân thì mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện.

Việc điều tra, đánh giá, và xác lập chế độ phát triển bền vững tại VQG Pù Mát được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về BV&PT rừng và các quy định của pháp luật liên quan. Đặc biệt, cùng với việc thực hiện Dự án SNFC (dự án của Chính phủ Việt Nam được thực hiện trên cơ sở phối hợp với Cộng đồng Châu Âu, bắt đầu từ ngày 21/5/1997) thì việc điều tra, đánh giá cũng như xác lập chế độ phát triển

bền vững đem lại hiệu quả cao.

Với diện tích vùng lõi VQG hơn 91.000 ha, vùng đệm hơn 86.000 ha với lượng dân cư sinh sống quanh vùng đệm trên 50.000 người, người dân chủ yếu sống dựa vào rừng, từ đó Ban quản lý VQG Pù Mát xây dựng một chương trình bảo vệ, quản lý rừng dựa trên 5 biện pháp chính: (1) Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên được người dân sống trong vùng đệm tiếp thu và chấp nhận; (2) Tăng cường năng lực đơn vị quản lý rừng địa phương trong thiết kế, thực hiện và giám sát các kế hoạch bảo tồn và quản lý rừng; (3) Soạn thảo và áp dụng chương trình quản lý bảo tồn phù hợp cho Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát; (4) Quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng do các lâm trường quốc doanh và phi quốc doanh thực hiện; (5) Kiện toàn chính sách, tổ chức và luật pháp bảo vệ rừng [21]. Chương trình này được phối hợp thực hiện cùng cơ quan kiểm lâm và chính quyền địa phương, qua đó đem lại những kết quả tích cực.

Tháng 11/2007, VQG Pù Mát được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, có thể nói tính ĐDSH của VQG Pù Mát không chỉ có ý nghĩa ở tầm quốc gia mà có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực và thế giới với hệ thống các loài thực vật và động vật cực kỳ phong phú. Thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng loài, VQG Pù Mát đã lập danh sách và phân nhóm các loài động, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng để quản lý theo mức độ quý hiếm (xem các Bảng 2.1, 2.2, 2.3, 2.4), theo đó, hiện tại VQG Pù Mát có các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong số 1.297 loài đã được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó: 1 loài cấp (E), 12 loài sắp nguy cấp (V), 9 loài hiếm (R), 3 loài bị đe doạ (T) và 12 loài biết không chính xác. Có 20 loài được liệt kê trong Danh mục Đỏ của IUCN (2002) và gồm 1 loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp R, đặc biệt cây sa mu dầu (Cunninghamia konishii) đường kính 5,4m tại thượng nguồn Khe Bu đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là cây di sản Việt Nam vào ngày 29/4/2011; Nhóm động vật quý hiếm. Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm Pù Mát khá cao, ít nhất đến nay có 85 loài đã ghi vào

Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 425 loài ở mức độ toàn cầu có trong danh lục đỏ của IUCN 2006 (xem bảng 2.3). Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm kể trên được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. Ban quản lý VQG Pù Mát phối hợp với cơ quan kiểm lâm cùng chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng, sử dụng tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác trái phép. VQG Pù Mát cũng phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, cơ sở nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm theo quy định của Luật ĐDSH [37]. Thông qua việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài tại VQG Pù Mát đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảo vệ tốt 94.804,4 ha rừng và đất rừng đạt độ che phủ 98%.

Cắm 143 mốc và xây dựng hoàn chỉnh đường ranh giới phân định giữa Vùng lõi và Vùng đệm.

Không để cháy rừng xảy ra trong nhiều năm , mă ̣c dầu có sự biến đổi khí hâ ̣u , diễn biết thời tiết phức ta ̣p, đi ̣a bàn là nơi về mùa hè có nhiê ̣t đô ̣ cao nhất trong cả nước

Chấm dứt hoàn toàn các hoạt động phát rừng, đốt rừng làm rẫy trong VQG. Không để xảy ra các điểm nóng về khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Giao quản lý 67 tiểu khu rừng cho cán bộ kiểm lâm viên và Trạm kiểm lâm địa bàn.

100% công chức, viên chức Kiểm lâm được tập huấn nâng cao năng lực Kiểm lâm, nghiệp vụ tuần tra rừng, bảo tồn ĐDSH.

Đã tổ chức tuần tra, kiểm tra sâu vào rừng 1.746 lượt. Phát hiện ngăn chặn và xử lý hàng trăm vụ khai thác trái phép, trục xuất hàng trăm đối tượng vào rừng bất hợp pháp.

Các vụ khai thác rừng và săn bắt động vật hoang dã giảm từ 237 vụ năm 1997 xuống còn 61 vụ năm 2005 (giảm 74%) và đến năm 2010 thì số vụ vị phạm giảm chỉ còn 17 vụ (giảm 93% số vụ vi phạm so với khi mới thành lập).

Từ năm 1996 đến nay Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát đã cứu hộ và thả về rừng 5.779,7 kg của 2.217 cá thể động vật hoang dã thuộc các lớp Thú, Chim và Bò sát. Vườn thực vật ngoại vi 53 ha cũng đã và đang được xây dựng nhằm mục đích bảo tồn các loài cây quí hiếm có nguy cơ bị đe doạ của Vườn quốc gia Pù Mát. Đến nay, Vườn thực vật ngoại vi đã sưu tập được gần 17.000 cây của hơn 350 loài thực vật [37].

2.4.2.3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen

Với vị trí là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới, có thể khẳng định VQG Pù Mát là khu vực có nguồn gen các loài động, thực vật, vi sinh vật cực kỳ đa dạng và phong phú, từ nguồn gen của các loài thường gặp cho đến nguồn gen của các loài quý, hiếm và có nguy cơ bị đe dọa. Chính vì vậy, vấn đề bảo tồn nguồn gen tại VQG Pù Mát rất được chú trọng.

Thứ nhất, đối với vấn đề quản lý nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo Luật ĐDSH

năm 2008 thì Ban quản lý VQG Pù Mát được giao quản lý nguồn gen trong VQG; Tổ chức (Lâm trường, nông trường), hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng; Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm trên. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được giao quản lý nguồn gen nói chung được thực hiện theo các quy định tại Điều 56, 60, 61 Luật ĐDSH năm 2008. Quyền lợi của tổ chức và cá nhân được quy định hợp lý phù hợp với công sức và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối với bảo vệ rừng . Điều này xuất phát từ quy định về chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, lợi ích thu đươ ̣c từ việc tiếp câ ̣n nguồn gen phải được chia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 07001 (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)