3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học đa dạng sinh học
3.1.1 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
3.1.1.1 Về quy hoạch bảo tồn ĐDSH
Đối chiếu với các luật khác cho thấy, hiện tồn tại quá nhiều loại quy hoạch. Quy hoạch BV&PT rừng (Luật BV&PT rừng năm 2004); Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển (Luật Thuỷ sản năm 2003); Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước); Quy hoạch bảo tồn ĐDSH (Luật ĐDSH 2008). Điều này được dự báo là nảy sinh nguy cơ trùng lặp, chồng chéo, lãng phí nguồn lực trong các công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch [24, tr.28]. Do vậy, cần cân nhắc một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nhất thể hoá các loại quy hoạch có chung tính chất bảo tồn các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Không nên tiếp cận việc xây dựng quy hoạch theo hướng chia cắt các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước như trước đây mà nên xây dựng theo hướng xác định các mức độ cần thiết, mức độ ưu tiên bảo tồn ĐDSH.
Thứ hai, trong trường hợp chưa đạt được việc nhất thể hoá các loại quy hoạch
ngập nước, quy hoạch bảo tồn đất ngập nước chuyên ngành, quy hoạch bảo tồn biển nêu trên với quy hoạch bảo tồn biển ĐDSH thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ [24, tr28].
3.1.1.2 Đối với quy định về bảo tồn đa dạng HST
Cần nghiên cứu xây dựng pháp luật để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc bảo tồn đa dạng HST ở nước ta thông qua việc xây dựng một hệ thống quy định chung điều chỉnh toàn bộ các HST. Vì như đã nói, không phải mọi nơi, trong mọi trường hợp HST được phân chia một cách tuyệt đối, các HST khác nhau được điều chỉnh bởi các lĩnh vực khác nhau làm hạn chế đáng kể đến quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế.
3.1.1.3 Đối với quy định về bảo tồn đa dạng loài
Pháp luật cần nghiên cứu để tạo ra một sự thống nhất về mặt pháp lý về mặt quản lý và bảo tồn các loài động vật trên cạn cũng như dưới nước, cũng như cần có các quy định tổng thể điều chỉnh các loài thực vật.
Liên quan đến vấn đề xây dựng Danh mục sinh vật cần bảo vệ, hiện nay tồn tại quá nhiều loại Danh mục, dẫn đến tình trạng trùng lặp chồng chéo trong quy định, gây trở ngại cho quá trình tiếp cận văn bản và áp dụng thi hành. Do vậy, cần nghiên cứu để có sự thống nhất trong việc xây dựng, ban hành các loại Danh mục, hơn nữa cần có các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục để đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài cần bảo vệ.
Quy định về cứu hộ các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ cũng nên được rút gọn về mặt thủ tục để vấn đề cứu hộ được tiến hành nhanh chóng. Trách nhiệm tiếp nhận giải quyết các thông báo liên quan đến cứu hộ có thể giao cho một cơ quan chức năng trên địa bàn, chứ không nên qua quá nhiều bước như hiện nay.
3.1.1.4 Đối với các quy định về bảo tồn nguồn gen
Quy định của Luật ĐDSH như hiện nay chưa có quy định về phạm vi, đối tượng nguồn gen cần bảo vệ mà điều chỉnh toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy
nhiên, Luật cũng nên hướng tới tập trung điều chỉnh, bảo tồn đối với các nguồn gen quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thực thi.
Bên cạnh đó, cũng cần có các quy định để kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, các sinh vật biến đổi gen một cách bao quát trong mọi trường hợp, phạm vi để hạn chế các tác hại của các sinh vật này đối với nguồn gen nội địa.
3.1.1.5 Đối với các nguồn lực cho đa dạng sinh học
Thành lập Quỹ bảo tồn ĐDSH quốc gia để sử dụng vào việc quản lý và bảo tồn ĐDSH; Xây dựng cơ chế thu và sử dụng Quỹ; Tăng cường phát huy tác dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Xây dựng đề án 1% ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường và các nguồn thu từ các dịch vụ ĐDSH; Quy định cơ chế thu và chi Quỹ cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH.
3.1.1.6 Đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
Hiện nay đã có Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH năm 2008, tuy nhiên một số vấn đề về bảo tồn ĐDSH vẫn chưa được quy định cụ thể, chi tiết trong Nghị định này, Bộ Tài nguyên Môi trường cần nghiên cứu bổ sung để nâng cao hiệu quả thực thi của Luật ĐDSH. Xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐDSH, Chính phủ có thể ban hành Nghị định xử lý vi phạm hành chính về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật ĐDSH năm 2008, tuy nhiên hiện nay vấn đề xử phạt hành chính liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH đã được quy định chung tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 là văn bản quy định mức độ xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có một văn bản nào quy định về chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, do đó cần bổ sung quy định về chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh; Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên ban hành Nghị định hướng dẫn về Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen (hướng dẫn vấn đề này nên xác định cụ thể cư dân cộng
đồng tại vùng đệm của các khu bảo tồn là một bên liên quan trong ba bên được chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 61 của Luật ĐDSH năm 2008; quy định đầy đủ nội dung các vấn đề trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen, quản lý, chia sẻ lợi ích thu được,...); Nghị định về quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với ĐDSH và dịch vụ môi trường liên quan đến ĐDSH; Nghị định về việc điều tra, nghiên cứu, quan trắc và quản lý thông tin về ĐDSH [9], [46];…
3.1.2 Học hỏi, tiếp thu pháp luật các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về đa dạng sinh học