Về các vấn đề có liên quan, tác động đến giá trị pháp lý của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật việt nam (Trang 82 - 97)

bản công chứng

- Về quy định công chứng viên

Tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng công chứng viên đảm bảo các tổ chức hành nghề công chứng có đội ngũ công chứng viên lành nghề, am hiểu pháp luật để thực hiện tốt ý nghĩa, vai trò của mình. Nâng cao chất lượng đào tạo công chứng viên theo hướng tăng cường kỹ năng, kinh nghiệm hành nghề; lựa chọn đầu vào cho phù hợp. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Công chứng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, đặc biệt là độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các công chứng viên, nhất là công chứng viên mới được bổ nhiệm. Cấp thẻ Công chứng viên để tạo điều kiện thuận lợi cho công chứng viên khi hành nghề.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, phát huy vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để có giải pháp giải quyết phù hợp.

Tăng cường giám sát của các cơ quan, tổ chức để có những động viên kịp thời đối với các tổ chức hành nghề công chứng có thành tích tốt trong hoạt động, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với những sai phạm trong hoạt động công chứng.

Nghiên cứu, hỗ trợ, khuyến khích việc xây dựng, thành lập cơ sở dữ liệu chung giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cấp tỉnh, tiến tới nối mạng toàn quốc để tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả và an toàn của hoạt động công chứng. Đẩy mạnh chủ trương tin học hóa công chứng, kết nối mạng trao đổi thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau, với cơ quan quản lý nhà nước.

Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất thành lập Hiệp hội công chứng viên toàn quốc nhằm tăng cường quản lý xã hội, để có một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho công chứng viên và thống nhất các hoạt động cho các tổ chức hành nghề công chứng từng bước nâng cao nghiệp vụ để công chứng các hợp đồng, giao dịch đúng pháp luật. Thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên nhằm nâng cao vai trò tổ chức tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp, đồng thời chuẩn bị cho việc hội nhập công chứng khu vực và thế giới.

Đề nghị thành lập Quỹ bảo hiểm nghề nghiệp công chứng để bồi thường nếu công chứng viên công chứng gây thiệt hại cho các bên ký kết hợp đồng.

KẾT LUẬN

Thế giới luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, xu hướng toàn cầu hóa đang là cơ hội và cũng là thách thức cho tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Sự thay đổi như vũ bão của nền kinh tế thế giới đã làm thay đổi nhận thức của Đảng và nhà nước ta, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế nước ta đã có những bước phát triển cả kinh tế trong nước lẫn kinh tế đối ngoại. Với sự phát triển của kinh tế, hoạt động công chứng cũng từng bước phát triển và tạo điều kiện mạnh mẽ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Sự phát triển của luật công chứng là một bước ngoặt trong hoạt động công chứng, đưa hoạt động công chứng ở Việt Nam phát triển theo mô hình ngày càng lớn mạnh, phù hợp với mô hình công chứng của các nước tiên tiến trên thế giới, trở thành một trong những dịch vụ công thiết thực, hiệu quả và ngày càng trở nên thông dụng trong các giao lưu thương mại, dân sự và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các định hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hết sức cần thiết. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cả về lý luận và quy định của pháp luật thực định về vấn đề giá trị pháp lý của văn bản công chứng, nhằm khẳng định giá trị, bảo đảm văn bản công chứng có hiệu lực thi hành, hạn chế tiến tới loại bỏ các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng công chứng. Ngoài ra, để giá trị của các văn bản công chứng được bảo đảm, phải đổi mới, hoàn thiện đồng bộ các thiết chế từ tổ chức đến hoạt động công chứng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng để phát huy vai trò tự quản của các tổ chức này. Có như vậy, vai trò của văn bản công chứng trong hoạt động bổ trợ tư pháp này mới được khẳng định và phát huy góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.

Những thành tựu, kết quả do hoạt động công chứng đem lại bảo đảm tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hà Thị Lan Anh – Lê Tuấn Hải (2012), “Một số vấn đề về sự phát triển nghề công chứng trên thế giới và tại Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, (5). 2. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10 về công tác

công chứng nhà nước, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10 về hướng dẫn thực hiện các việc công chứng, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổchức và hoạt động công chứng ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 92-98-224, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2001), Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3 hướng dẫn thihành Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TP-CC ngày 25/8 hướng dẫn thihành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,chứng nhận chữ ký, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2010), Tài liệu phục vụ Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Luật Công chứng và Nghị định 79/NĐ-CP, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng của hệ thống công chứng Latinh (Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc) và một thông tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo Sacxong, Hà Nội.

9. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11 của Chủ tịch Chính phủlâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về ấn định thể lệ việc thị thực cácgiấy tờ, Hà Nội.

10. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 29/02 ban hành thể lệ trước bạ về các việc mua bán,cho và đổi nhà cửa, ruộng đất, Hà Nội.

11. Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày 18/5 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, Hà Nội.

12. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12 về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

13. Chính phủ (2001), Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg ngày 05/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000, Hà Nội.

14. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hà Nội. 15. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 16. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng nhận chữ ký, Hà Nội. 17. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02 về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

18. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12 quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

19. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, Hà Nội.

20. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013, Hà Nội.

21. Ngô Cường (2003), "Giá trị văn bản công chứng trong tố tụng của Tòa án", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01

của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2010, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6

của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Lê Thị Phương Hoa (2005), Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2 về tổ chứcvà hoạt động công chứng nhà nước, Hà Nội.

33. Lê Khả (2003), "Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan công chứng", Báo Pháp luật, ngày 18/02, tr. 3.

34. Đặng Văn Khanh (2000), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung, hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

35. Đặng Văn Khanh (2003), "Mô hình dịch vụ công trong hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội.

36. Dương Khánh (2002), Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

37. LỢI. Phạm Văn Lợi (2004), Công chứng, chứng thực ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển", Dân chủ và pháp luật, (7), tr. 16-20. 38. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Tổ chức và hoạt động của ngành công chứng, của Gerard Kaeufling, (Tài liệu dịch), Hà Nội.

40. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Văn bản công chứng ở Pháp, của Jean Paul DECORPS, (Tài liệu dịch), Hà Nội.

41. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2011), Nghề công chứng ở Campuchia đối chiếu kinh nghiệm của các nước Pháp ngữ, của Neuve Socheata, Tài liệu Hội thảo khu vực - kinh nghiệm các nước pháp ngữ về các nghề bổ trợ tư pháp, (Tài liệu dịch), Hà Nội.

42. Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội. 43. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

44. Quốc hội (2014), Luật Công chứng, Hà Nội.

45. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 46. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.

47. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 48. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

49. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

50. Đinh Dũng Sỹ (2003), "Một số vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội.

51. Tuấn Đạo Thanh (2012), Pháp luật công chứng, những vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

52. Trần Thất (2003), "Xã hội hóa hoạt động công chứng một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội.

53. Nguyễn Xuân Thu – Phạm Thị Thúy Hồng (chủ biên) (2016), Học viện Tư pháp, Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 1, Nxb tư pháp. 54. Nguyễn Văn Toàn (2004), Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị

trường theo mô hình công chứng Latinh, Luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại Cộng hòa Pháp.

55. Phạm Thị Mai Trang (2011), Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội. 56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận Nhà nước và

pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

57. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành luật công chứng.

58. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

59. Văn phòng Chính phủ (2012), Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về lộ trình thực thi phương án đơn giản hóa bãi bỏyêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng về nhà ở và quyền sử dụng đất, Hà Nội.

60. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), "Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hướng theo mô hình công chứng Latinh",

Thông tin Khoa học pháp lý, (Số chuyên đề).

61. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1993), Cơ sở lý luận vàthực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam, Đề tài khoa học, mã số 92-98-224, Hà Nội.

62. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Chuyên đề 10 năm xây dựng thể chế hành chính, Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội. 63. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), "Pháp luật của một số nước Đông Âu trong quá trình chuyển đổi cơ chế", Thông tin Khoa học pháp lý, (Số chuyên đề).

64. Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

65. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 66. Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp (2005), Luật về công chứng của

một số nước và một số tài liệu tham khảo khác, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

67. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2011), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật việt nam (Trang 82 - 97)