Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm giá trị thi hành của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật việt nam (Trang 80 - 82)

văn bản công chứng

Cùng với việc quy định mang tính chất nguyên tắc về việc áp dụng biện pháp bảo đảm giá trị thi hành của văn bản công chứng như đã trình bày ở mục 3.1 nêu trên, việc hình thành cơ chế để bảo đảm cho việc thi hành các văn bản công chứng là rất cần thiết. Việc không quy định cơ chế bảo đảm thi hành văn bản công chứng hoặc có quy định nhưng không khả thi, thiếu hiệu lực, hiệu quả thì vô hình chung cũng sẽ làm vô hiệu hóa giá trị của loại văn bản này (như đối với trường hợp xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã được công chứng). Thực tiễn cho thấy việc bảo đảm thực hiện đối với văn bản công chứng cũng tương tự như đối với một bản án đã có hiệu lực pháp luật cần phải thông qua một cơ chế với trình tự, thủ tục công khai, minh bạch, với lực lượng chuyên nghiệp và có khả năng cưỡng chế. Theo kinh nghiệm của các nước theo hệ thống công chứng Latinh thì việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế này cần phải được đặt trong một hệ thống các quy định của pháp luật về công chứng, pháp luật về tố tụng và cả pháp luật về thi hành án dân sự. Theo đó, cũng có thể cân nhắc lựa chọn một trong hai phương án sau đây:

Phương án 1: Đối với hợp đồng đã được công chứng, trong trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia chỉ cần chuyển văn bản công chứng cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành hoặc cưỡng chế thi hành.

Phương án 2: Đối với một hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, trong trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, khác với việc giải quyết của Tòa án theo trình tự thủ tục thông thường, việc giải quyết của Tòa án trong trường hợp này cần được thực hiện theo một thủ tục đơn giản và quyết định của Tòa

án trong trường hợp này có giá trị chung thẩm và phải được thi hành ngay. Trên cơ sở quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án.

Cả hai phương án nêu trên nếu được thực hiện đều sẽ góp phần giảm tải cho cơ quan xét xử, nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng, hạn chế tình trạng dây dưa, kéo dài hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Trong cả hai phương án nêu trên, yêu cầu về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện là việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật thi hành án dân sự và đối với phương án thứ nhất còn cần bổ sung quy định về giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục đơn giản trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, nếu đặt trong mối quan hệ với việc lựa chọn phương án 2 về phạm vi văn bản công chứng mà các bên được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thi hành hoặc cưỡng chế thi hành thì việc quy định cơ chế đưa văn bản công chứng ra Tòa án giải quyết theo trình tự đơn giản trước khi thi hành là khả thi hơn. Bởi vì, bằng bản án của Tòa án, giá trị thi hành của văn bản công chứng sẽ được tăng cường và có sức mạnh buộc các bên có liên quan, các cơ quan nhà nước khác phải tôn trọng và bảo đảm việc thi hành. Đồng thời, khi đã có phán quyết của Tòa án, thì đương nhiên các cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành và trong trường hợp một bên cố tình không thi hành án, thì có thể bị áp dụng thủ tục cưỡng chế thi hành.

Riêng đối các hợp đồng, giao dịch bảo đảm đã được công chứng, với cơ chế bảo đảm thi hành văn bản công chứng như đã nêu trên, bên nhận bảo đảm còn có thêm sự lựa chọn trong việc bảo đảm quyền xử lý tài sản của mình theo cơ chế thi hành văn bản công chứng hoặc theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, với việc áp dụng cơ chế thi hành của văn bản công chứng sẽ hiệu quả hơn và cơ bản sẽ khắc phục được những vướng mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)