một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu quả nền hành chính của Quốc gia. Trong đó tập hoàn thiện các quy định của pháp luật CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng - đây là lực lƣợng quan trọng để truyền tải các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào cuộc sống, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, trực tiếp đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ, công bằng, văn minh tại cơ sở.
Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã phải xuất phát từ vị trí vai trò của cấp xã đã đƣợc Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam 2013 quy định ''Là một cấp đơn vị hành chính Nhà nƣớc” (Điều 111)[32]. Để đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng đƣợc các yêu cầu, nhiệm vụ mới cần phải có trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, có kiến thức về các lĩnh vực kinh tế - khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý hành chính Nhà nƣớc, uy tín trong cộng đồng dân cƣ.
Việc hoạch định chính sách cán bộ cấp xã phải thể hiện đƣợc tính cân đối, sự tƣơng quan giữa quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính sách cấp xã. Chính sách cán bộ phải đƣợc xây dựng trên cơ sở toàn diện, nhất quán, khoa học, phải xác định rõ vị trí của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Hệ thống văn bản QPPL về CBCC cấp xã phải tƣơng xứng với vị trí việc làm, đảm bảo quyền lợi của CBCC tại các cấp với nhau.
3.1. Đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay giai đoạn hiện nay
Pháp luật nói chung cũng nhƣ pháp luật về CBCC nói riêng đều bị chi phối bởi thực tiễn của đất nƣớc. Do đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng. Trong
quá trình phát triển hiện nay, yêu cầu CBCC cấp xã phải có sự thay đổi về số lƣợng, chất lƣợng, vị trí, vai trò mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền công vụ hiện đại. Pháp luật phải xác định rõ cơ chế, chính sách đảm bảo cho CBCC cấp xã thi hành công vụ khách quan, đƣợc nhà nƣớc và nhân dân bảo vệ, đƣợc hƣởng các chế độ đầy đủ theo quy định. Hoàn thiện pháp luật CBCC cấp xã phải đƣợc tiến hành đồng bộ, toàn diện, có lộ trình thích hợp đảm bảo từng bƣớc xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản QPPL về CBCC cấp xã và tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực. Qúa trình hoàn thiện phải kế thừa những ƣu điểm của các quy định về CBCC cấp xã, đồng thời nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới để xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật cán bộ, công chức cấp xã.
3.1.1. Yêu cầu của xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta có những đặc trƣng cơ bản: là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; Nhà nƣớc xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, minh bạch, khả thi; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chếXHCN; Nhà nƣớc phục vụ lợi ích của nhân dân, phát huy dân chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cƣơng, trừng trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của xã hội và nhân dân; Nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân…
Từ thực tiễn công tác ban hành và thực thi pháp luật, Nghị quyết số 48- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020” đã đề ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, mở rộng hội nhập quốc tế; xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh; thực hiện quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân; góp phần đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” đã đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm vừa giải quyết những vấn đề bức xúc trƣớc mắt, vừa có tính chiến lƣợc lâu dài vì mục tiêu xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, công bằng, phụng sự công lý, phục vụ Tổ quốc và nhân dân.
3.1.2. Yêu cầu cải cách hành chính
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: cải cách hành chính nhà nƣớc là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bƣớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nƣớc, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hƣớng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội.
Với tƣ cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nƣớc, nền hành chính nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật. Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững quy định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ; nhà nƣớc sử dụng pháp luật là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tƣợng quản lý.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 với mục tiêu: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.
Để đạt đƣợc các nội dung trên, Nhà nƣớc cần thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đƣờng lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.