Những ƣu điểm và hạn chế của công tác áp dụng pháp luật về cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức xã, phường qua thực tiễn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 61)

cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vinh

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

Thành phố đã tích cực trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý đội ngũ CBCC cấp xã. Cụ thể, sau khi Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Chính phủ ban hành thì Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 24/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Quy chế tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, số lƣợng, tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ đối với công chức xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó thì thành phố Vinh đã tổ chức chỉ đạo và thực hiện các quy định về CBCC cấp xã, trên địa bàn của mình.

Sau khi liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành Thông tƣ liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTBXH hƣớng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lƣợng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã căn cứ vào đó ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ- UBND, ngày 27/01/2014 quy định về số lƣợng, chức danh và mức phụ cấp đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở xóm, khối bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tóm lại, trong công tác ban hành văn bản quy định về CBCC cấp xã tại tỉnh Nghệ An đã đã đạt đƣợc một số thành tựu to lớn nhƣ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về CBCC cấp xã ban hành khá đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền, về cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế, đáp

ứng nhu cầu của của chính quyền cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

Thứ hai, về tuyển dụng công chức, viên chức

Nhìn chung, công tác bổ nhiệm CBCC cấp xã ở vị trí lãnh đạo, quản lý các đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, minh bạch, góp phần tạo động lực để ngƣời có trình độ, năng lực phấn đấu vƣơn lên, góp phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lƣợng đội ngũ trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về thẩm quyền tuyển dụng CBCC cấp xã thì thành phố đã có chính sách đó là: Phân cấp mạnh và gắn với ngƣời sử dụng công chức; đồng thời tiến hành đổi mới hình thức tuyển dụng hiện nay phƣơng thức tuyển dụng đã linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng xã, phƣờng. Việc tuyển dụng đã kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức. Ví dụ: Thành phố Vinh đã nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định 24/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Quy chế tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, số lƣợng, tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ đối với công chức xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An quy định:

"Ngoài công việc theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê, UBND cấp xã bố trí một công chức Văn phòng - Thống kê kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ của công tác văn phòng đảng ủy. Chủ tịch UBND cấp xã thống nhất với bí thư đảng ủy cấp xã những nhiệm vụ cụ thể cho công chức Văn phòng - Thống kê kiêm nhiệm"[41].

Thứ ba,về luân chuyển cán bộ, công chức

Trƣớc khi có Luâ ̣t Phòng, chống tham nhũng (2005), viê ̣c chuyển đổi vị trí công tác của CBCC cấp xã nhằm phòng ngƣ̀a tiêu cƣ̣c, tham nhũng. Tƣ̀ sau khi có Luâ ̣t Phòng, chống tham nhũng do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và đƣợc

Chủ tịch Trần Đức Lƣơng ký công bố ngày 09/12/2005; đồng thời, trong Luật này, Quốc hội giao Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của CBCC. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 để triển khai thực hiện thì những quy định về viê ̣c chuyển đổi vị trí công tác của CBCC cấp xã theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t này đƣợc tiến hành mô ̣t cách rô ̣ng rãi , chă ̣t chẽ và “bài bản” hơn. Việc làm này đã có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định.

Vấn đề điều động, luân chuyển cán bộ đƣợc xây dựng và ban hành trên cơ sở xác định mục đích và sự cần thiết của việc luân chuyển, phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức đi và đến; đƣợc tổ chức thực hiện công khai, dân chủ, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phƣơng và từng đơn vị; cán bộ đƣợc luân chuyển về tỉnh, huyện, xã đã có bƣớc trƣởng thành, tiếp cận nhanh với điều kiện, môi trƣờng mới. CBCC cấp xã chấp hành tốt sự phân công, điều động, luân chuyển của cơ quan, đơn vị; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, không có thái độ sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

Thứ tư, về việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã của Nhà nước

- Đội ngũ CBCC cấp xã của thành phố luôn giữ vững lập trƣờng chính trị, kiên định, không dao động trƣớc những khó khăn, thử thách, chấp hành tốt chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật về CBCC cấp xã của Nhà nƣớc. Tuyệt đối tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, không phai nhạt lý tƣởng chủ nghĩa cộng sản, kiên định con đƣờng CNXH, không sa sút ý chí chiến đấu; sẵn sàng bảo vệ cái đúng và kiên quyết đấu tranh với những sai trái tiêu cực trong việc thực hiện công vụ, nhiệm cụ của CBCC.

- Trong việc thực hiện pháp luật về CBCC cấp xã thì CBCC cấp xã luôn nắm vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành pháp luật về CBCC cấp xã một cách nghiêm chỉnh. Bám sát các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nƣớc cấp trên ban hành, nắm rõ thực tế tại địa phƣơng, tham gia học tập các nghị quyết, chủ trƣơng, pháp luật mới để triển khai thực hiện những quy định, chủ trƣơng, đƣờng lối mới của Đảng và Nhà nƣớc về CBCC cấp xã.

- Đa số cán bộ, công chức cấp xã tại Thành phố Vinh đều có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, nói và làm đúng theo Hiến pháp và pháp luật.

- Tích cực tham gia cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện nghiêm túc các nội dung Nghị quyết số 12- NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Chỉ thị số 26/CT-TT ngày 05/9/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ; Chỉ thị 17/CT-TU ngày 03/12/2013 của BTV tỉnh Nghệ An về tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh…

- Giữ gìn tƣ cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và thƣờng xuyên phát huy tính tiền phong, gƣơng mẫu của ngƣời Đảng viên, chấp hành tốt các quy định của Đảng về những điều Đảng viên không đƣợc làm. Trung thực, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất của Đảng; quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ năm, về chất lượng, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi ngƣời cán bộ, công chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp, ngoài ra cần phải có những kỹ năng cần thiết trong quản lý Nhà nƣớc nhƣ kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, vận động, có uy tín trƣớc quần chúng nhân dân, phải có phẩm chất đạo đức tốt… Nhìn chung trong giai đoạn

2010 - 2016, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn TP Vinh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, nêu cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phát huy những thế mạnh của địa phƣơng, vận dụng kiến thức chuyên môn đƣợc đào tạo, các văn bản, quy định của Nhà nƣớc trong xử lý công việc và vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý hành chính để giải quyết các công việc; phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, hội xã hội, tham gia các lớp đào tạo để nâng cao kiến thức về chính trị, hành chính.

- Về chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vinh đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lƣợng và chất lƣợng. Cơ cấu đủ, đúng thành phần, tỷ lệ cán bộ nữ ngày càng đƣợc nâng cao, số cán bộ, công chức có trình độ sau Đại học ngày càng tăng lên; có sự cạnh tranh giữa các vị trí công tác. Trong thực thi công vụ đã bám sát nội quy, điều lệ để triển khai thực hiện, chủ động, linh hoạt trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức cá nhân. Số hồ sơ đƣợc giải quyết năm sau cao hơn năm trƣớc, số hồ sơ tồn đọng giảm dần, không có tình trạng phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ.

- Về năng lực của cán bộ, công chức đã đƣợc hoàn thiện qua thực tiễn công tác, giảm dần tình trạng hồ sơ trả về để bổ sung hoàn thiện hồ sơ; cán bộ, công chức đã bám sát cơ sở, nắm chắc các vấn đề nảy sinh tại cơ sở để chỉ đạo, tham mƣu giải quyết. Hàng năm, đội ngũ công chức cấp xã đều hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (chiếm gần 80%), số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn ngày càng đƣợc nâng cao.

- Về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức đã đƣợc quan tâm và triển khai kịp thời. Thành ủy, UBND TP Vinh, các phƣờng, xã đã thực hiện nghiêm túc Luật cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ tạo sự yên tâm cho đội ngũ cán bộ, công chức, tuyển chọn đƣợc

những ngƣời có trình độ bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần nâng cao chất lƣợng, giúp chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, về công tác ban hành văn bản pháp luật quy định về cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Vinh

Thực tế cho thấy thành phố Vinh còn chậm ban hành các văn bản hƣớng dẫn việc thực thi pháp luật về CBCC cấp xã. Đồng thời một số quy định về CBCC cấp xã chƣa đƣợc ban hành hoặc đã có nhƣng không phù hợp với thực tế; chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với CBCC cấp xã trên thực tế. Thành phố chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật về CBCC cấp xã, điều này ảnh hƣởng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CBCC cấp xã ở thành phố Vinh thời gian qua. Bên cạnh đó, chất lƣợng văn bản do thành phố ban hành về CBCC cấp xã còn thấp, chƣa phù hợp với văn bản của cấp trên, gây khó khăn cho tra cứu, sử dụng.

Thứ hai, về tuyển dụng công chức cấp xã

Các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã, phƣờng còn thiếu và chƣa rõ ràng. Các văn bản quy phạm của Thành phố chƣa có quy định cụ thể, chƣa tạo đƣợc sự thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về làm việc tại địa phƣơng.

Việc tuyển dụng công chức vẫn chú trọng đến bằng cấp và kiến thức về quản lý nhà nƣớc; nội dung thi tuyển chƣa phù hợp, chƣa thực sự quan tâm đến năng lực và kỹ năng xử lý vấn đề của ngƣời đƣợc tuyển dụng. Chất lƣợng công tác chuyên môn của một số công chƣc sau khi đƣợc tuyển dụng còn hạn chế.

Chƣa có quy định thống nhất về các chức danh công chức cấp xã phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã có 7 chức danh: Trƣởng Công an; Chỉ huy trƣởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng; Tài chính - kế toán; Tƣ pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Đến nay, chƣa có quy định nào quy định thống nhất trong số 7 chức danh này, chức danh nào phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác [31].

Nhƣng thƣc tế hiện nay cho thấy việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác ở các địa phƣơng cho thấy, các địa phƣơng thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh Địa chính - xây dựng và chức danh công chức Tài chính - kế toán. Bên cạnh đó, có địa phƣơng thực hiện định kỳ chuyển đổi thêm chức danh Văn hóa - xã hội hoặc Tƣ pháp - hộ tịch.

Hiện nay có rất nhiều đối tƣợng tham nhũng là cán b ộ cấp xã ở vị trí lãnh đạo, quản lý. Hơn nữa nhƣ̃ng đối tƣợng này là những đối tƣợng dễ gây ra nhƣ̃ng vu ̣ tham nhũng lớn, thiê ̣t ha ̣i rất nghiêm tro ̣ng, tuy nhiên pháp luật hiện hành lại quy định những chức danh này không phải chuyển đổi vị trí công tác. Ở cấp xã thì chức danh Trƣởng công an xã và Chỉ huy trƣởng quân sự có thể đƣợc xem là chức danh công chức có chức vụ lãnh đạo, quản lý và trên thực tế hiện nay, ở các phƣờng, xã trên địa bàn thành phố thì 2 chức danh này cũng không phải thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

Nhƣ vậy, chƣa có quy định thống nhất trong các chức danh công chức cấp xã chức danh nào phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Điều này dẫn đến trong thực tế thực hiện đã có sự không thống nhất của các địa phƣơng, có thể dẫn đến tình trạng lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để vụ lợi hoặc để “trù dập” công chức.

- Chƣa quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi

Ngày 01/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2013/NĐ-CP đã sửa đổi thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của bộ.

Tuy nhiên, các chức danh công chức cấp xã đảm nhận tham mƣu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức xã, phường qua thực tiễn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)