1.3 Điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao
1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ
đối với họ sẽ có sự khác nhau. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động càng nghiêm trọng thì hậu quả pháp lý khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động càng bất lợi cho người lao động, ngược lại hành vi vi phạm kỷ luật lao động ít nghiêm trọng thì hậu quả pháp lý khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động sẽ ít bất lợi cho người lao động.
1.3 Điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động lao động
1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động nhiệm kỷ luật lao động
Quyền quản lý lao động là một trong những quyền năng quan trọng mà nhà nước trao cho người sử dụng lao động. Với quyền năng này, người sử dụng lao động được toàn quyền tổ chức, điều hành, quản lý người lao động trong doanh nghiệp của mình theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngay từ công tác tuyển dụng cho đến việc bố trí, sắp xếp việc làm, ban hành nội quy, quy chế, khen thưởng, xử lý kỷ luật,… Mặc dù, tôn trọng quyền tự do, làm chủ của người sử dụng lao động nhưng Nhà nước vẫn cần phải có những quy định mang tính nền tảng, cơ sở để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý của mình, đồng thời qua đó Nhà nước cũng điều chỉnh quyền quản lý của người sử dụng lao động trong một khuôn khổ nhất định không để họ tùy ý thực hiện quyền của mình một cách vô căn cứ. Vì vậy, các nội dung của quyền quản lý lao động nói chung và nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm kỷ luật lao động nói riêng phải được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật hay nói cách khác là cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, sức lao động trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do cho thuê, bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nhằm đổi lại những khoản thù lao, còn người sử dụng lao động mua sức lao động để có thể kiếm được lợi nhuận từ quá trình lao động. Do vậy, xét ở một khía cạnh nào đó, lợi ích mà người lao động và người sử dụng lao động hướng tới là thống nhất. Tuy nhiên, với tư cách là chủ sở hữu tư liệu sản xuất, người sử dụng lao động có quyền ban hành nội quy, quy chế, cũng như quyết định, mệnh lệnh buộc người lao động phải tuân theo nên rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền, xâm phạm lợi ích hợp pháp của người lao động. Người sử dụng lao động có thể vì lợi ích cho bản thân mà đặt ra những quy tắc, quy định bất lợi cho người lao động như: thời giờ làm việc thì nhiều nhưng thời giờ nghỉ ngơi thì ít; áp dụng hình thức trừ lương thay cho kỷ luật,…Còn về phía người lao động, họ thường có xu hướng cam chịu, tuy biết quyền lợi của mình bị xâm phạm, chèn ép nhưng vẫn chấp nhận để được làm việc ở doanh nghiệp, nhất là ở các nước đang phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao. Do đó, trong quan hệ lao động đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là phải có sự điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động, nhằm bảo vệ cho người lao động - những người luôn ở vị trí yếu thế, khỏi sự lạm quyền của người sử dụng lao động, điều hòa lợi ích của hai bên, góp phần duy trì quan hệ lao động ổn định, bền vững.
Sự điều chỉnh của pháp luật sẽ định hướng cho hoạt động quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo đó, các quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm kỷ luật lao động do người sử dụng lao động đặt ra như: thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; hình thức kỷ luật;…đều phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chung của pháp luật hay nói cách khác mọi quy định mà người sử dụng lao động đặt ra đều không được trái
pháp luật. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật, tùy thuộc vào hành vi vi