- Hình ảnh giảm chuyển hoá ở vùng thuỳ đỉnh phải phía sau (hình bên phải).
4. Chẩn đoán bệnh tim mạch
4.1.2. Ph−ơng pháp xạ ký tâm thất:
Ph−ơng pháp xạ ký tâm thất (XKTT) sử dụng DCPX đ hoà đều trong máu, qua đó cho phép chúng ta ghi lại đ−ợc hình ảnh tâm thất. Sự thay đổi bể máu trong tâm thất qua các giai đoạn của chu chuyển tim sẽ cho ta biết chức năng tâm thu, tâm tr−ơng và các hoạt động của thành tim.
Ph−ơng pháp XKTT th−ờng đ−ợc chỉ định cho các bệnh nhân: - Sau nhồi máu cơ tim.
- Suy tim bẩm sinh. - Phình thành thất.
- Chuẩn bị điều trị hoá chất và theo dõi cơ tim bị nhiễm độc (adramicin). - Yêu cầu đòi hỏi đánh giá chính xác chức năng tâm thất.
- Theo dõi tác dụng của thuốc điều trị và sau can thiệp phẫu thuật tim.
D−ợc chất phóng xạ dùng trong kỹ thuậtxạ ký tâm thất th−ờng đ−ợc gọi là DCPX
hoà đồng (Equibrium Radiopharmaceutical). Yêu cầu của DCPX này là phải phân bố
đều ở hệ thống tuần hoàn trong quá trình tiến hành nghiệm pháp. 99mTc đánh dấu hồng
cầu với sự hoạt hoá của ion kẽm đủ thoả mn các yêu cầu trên. Ph−ơng pháp đánh dấu
này phải đảm bảo cho 99mTc thâm nhập đ−ợc vào trong hồng cầu và gắn với chuỗi beta
của Hb.
Để tiến hành kỹ thuật này ng−ời ta sử dụng một máy Gamma Cammera có gắn máy tính hoặc máy SPECT. Kết quả của quá trình ghi đo và ghi hình này sẽ tạo ra một chuỗi hình ảnh xuyên suốt cả chu chuyển tim đ−ợc tạo nên từ số liệu của hàng trăm nhịp tim.
Ch−ơng trình máy tính sẽ tái tạo lại để có một chu kỳ tim đặc tr−ng. Do hoạt độ phóng xạ phản ánh thể tích máu nên đồ thị thu đ−ợc chính là đồ thị thay đổi thể tích tâm thất trái trong chu chuyển tim.