Quyền tham dự, phát biểu và thực hiện quyền biểu quyết trong các Đại hội cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 50)

- TTCK tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng trật tự của luật pháp: TTCK kích

2.1.5. Quyền tham dự, phát biểu và thực hiện quyền biểu quyết trong các Đại hội cổ đông

các Đại hội cổ đông

Đây là một trong những quyền quan trọng nhất của cổ đông nói chung và nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nói riêng, nó chứng tỏ sự hiện diện của cổ đông trong công ty và là phương thức chủ yếu để thể hiện tư cách cổ đông. Tại điểm a, khoản 1 điều 79 Luật doanh nghiệp quy định “cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”.

- Quyền tham dự họp: Không phải tất cả các cổ đông trong công ty cổ phần đều có thể tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông . Chỉ những cổ đông hoặc nhà đầu tư nào có tên trong danh sách cổ đông có quyền dự họp thì mới được tham gia. Trong công ty cổ phần cơ quan có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị. Sau khi có quyết định triệu tập, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết. Quyết định này phải được gửi đến Sở giao dịch chứng khoán nhà nước và thông báo đến nhà đầu tư được biết. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty hoặc danh sách người sở hữu chứng khoán tại thời điểm đăng ký sở hữu chứng khoán đã được thông báo ngày chốt danh sách. Thời hạn lập danh sách chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc họp nếu Điều lệ công ty không quy định mọt thời hạn ngắn hơn (khoản 1 điều 98).

Nhà đầu tư được tham gia dự họp có quyền nhận được thông báo mời họp trong một thời gian nhất định. Theo quy định của pháp luật: Thông báo mời họp phải được gửi đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn. Thông báo gửi bằng phương thức bảo đảm, kèm theo thông báo là mẫu chỉ định đại diện

luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.

Khi được tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cổ đông có thể trực tiếp dự họp hoặc uỷ quyền cho một người khác dự họp nhưng yêu cầu việc uỷ quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký.

- Quyền biểu quyết: Quyền biểu quyết là quyền mà nhà đầu tư bỏ phiếu tán thành hay phản đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Bằng việc biểu quyết cổ đông có thể đưa ra ý nguyện của mình về việc quản lý kinh doanh, phát triển công ty. Xét về mặt pháp lý, quyền biểu quyết là sự bảo đảm địa vị pháp lý chủ sở hữu của cổ đông. Cơ chế biểu quyết quyết định mức độ thực hiện quyền lợi của cổ đông. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì việc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành dưới hai phương thức:

+ Biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp. + Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Hình thức biểu quyết tại cuộc họp được áp dụng khá phổ biến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Xuất phát từ nguyên tắc “Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết” mà cổ đông có thể tham dự Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết của mình. Hình thức này được thực hiện dưới các góc độ sau:

Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách tiếp thu thẻ biểu quyết tán thành, sau khi thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp. Ngoài ra đối với vấn đề bầu thành viên Hội đông quản trị và Ban kiểm soát thì việc biểu quyết phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu theo đó mỗi cổ

đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát.

Lấy ý kiến bằng văn bản được xem là một phương thức thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông linh hoạt, mềm dẻo để công ty cổ phần có thể áp dụng trong các trường hợp do yêu cầu của hoạt động kinh doanh hoặc do trở ngại khách quan mà việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không có điều kiện tiến hành.

Về thẩm quyền tiến hành lấy ý kiến cổ đông, theo quy định tại khoản 1 điều 105 Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác “Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất cử lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty”. Thể thức tiến hành lấy ý kiến cổ đông được thực hiện theo như quy định tại điều 105 Luật doanh nghiệp, bao gồm các bước như sau:

 Hội đồng quản trị chuẩn bị lấy ý kiến, dự thảo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu liên quan.

 Gửi phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết và các tài liệu liên quan đến từng cổ đông.

 Cổ đông thực hiện biểu quyết và gửi phiếu lấy ý kiến về công ty.

 Cổ đông thực hiện biểu quyết và gửi phiếu lấy ý kiến về công ty.

 Tiến hành kiểm phiếu.

 Thông qua kết quả kiểm phiếu và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Khi quyết định được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản được thực hiện đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty sẽ có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

các quy định của Luật doanh nghiệp về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản còn thiếu tính chặt chẽ dễ dẫn đến các bất cập khi áp dụng trên thực tế

Luật doanh nghiệp không đưa ra quy định cụ thể về cách thức xác định tổng số phiếu biểu quyết. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường thì ở đây có nghĩa là tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ theo các điều kiện quy định tại khoản 4 điều 105 của Luật doanh nghiệp, bao gồm:

+ Phải có chữ ký của cổ đông, nhà đầu tư là cá nhân, của người đại diện theo uỷ quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức.

+ Phải được đựng trong phong bì kín và không ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu.

+ Phải được gửi về công ty trước thời hạn đã xác định trong nội dung phiếu lấy ý kiến.

Thời hạn để nhà đầu tư hay cổ đông thực hiện quyền biểu quyết là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc xác định tổng số phiếu hợp lệ. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp cũng như Luật chứng khoán chưa có bất kỳ quy định nào hay sự hạn chế nào về thời hạn này. Có nghĩa là Hội đồng quản trị được quyền quyết định hoàn toàn về việc đưa ra thời hạn thực hiện quyền biểu quyết của cổ đông. Và khi thẩm quyền này của Hội đồng quản trị bị lạm dụng, bằng cách xác định một thời hạn thực hiện quyền biểu quyết mang tính bất khả thi đối với số cổ đông, Hội đồng quản trị có thể tước đi quyền biểu quyết của những nhà đầu tư hay cổ đông này và làm sai lệch kết quả biểu quyết, và từ đó quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị xâm phạm.

Quyền sở hữu chứng khoán.

“...Công ty cổ phần lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông như một văn bản chứng minh quyền sở hữu cổ phần của mỗi cổ đông. Công ty phát hành cổ phiếu để xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty. Bằng chứng để xác nhận một người đang có quyền sở hữu đối với cổ phiếu là người đó phải được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần và có sổ chứng nhận sở hữu cổ phần hoặc sổ cổ đông, trong đó khẳng định số lượng cổ phần và loại cổ phần sở hữu.

Tuy nhiên biểu hiện của các quyền trên rất đa dạng và rất khác nhau vì chúng tùy thuộc vào mục đích của nhà sở hữu chứng khoán, loại chứng khoán là cổ phiếu hay trái phiếu, chứng khoán được niêm yết hay chưa niêm yết. Dưới đây là một số quyền

và lợi ích của chủ sở hữu chứng khoán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)