- Quyền sở hữu chứng khoán là quyền cần thiết cho các nhà đầu tư, là yêu cầu của
2.4.4. Công ty đại chúng chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về phân phối chứng khoán
về phân phối chứng khoán
Vừa qua, Công ty cổ phần đầu tư thiết bị Bưu điện đã thực hiện việc chào bán chứng khoán được một năm nhưng nhà đầu tư vẫn chưa nhận được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc sở hữu cổ phần hoặc Tổng công ty Cổ phần đường sông Miền Nam đã IPO được hơn một năm nhưng nhà đầu tư chỉ nhận được giấy báo trúng đấu giá và biên lai nộp tiền. Nhiều nhà đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng cổ phiếu nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện quy chế chuyển nhượng. Lý do của sự chậm trễ này theo giải thích của doanh nghiệp là do thủ tục vẫn chưa làm xong. Trong khi đó khoản 6 Điều 21 Luật Chứng khoán đã quy định: "Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao chứng khoán hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đọt chào bán".
Băn khoăn thực hiện nghĩa vụ của Công ty đại chúng!
Các vi phạm của công ty đại chúng (CTĐC) về chào bán chứng khoán sai quy định rơi vào thời gian đầu sau khi Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007). Không ít CTĐC mới thành lập, có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, trên 100 cổ đông vi phạm quy định về phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng như quy định về đăng ký CTĐC. Hiện các công ty này phải hoàn thiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hoá hoạt động của DN, trong đó không ít DN chỉ còn cách lách luật.
Chỉ còn cách lách luật
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản - tài chính (do một DN bảo hiểm phi nhân thọ lập ra) tại thời điểm thành lập tháng 10/2007, vốn điều lệ gần 300 tỷ đồng, có 4 cổ đông sáng lập và khoảng 5.000 cổ đông phổ thông, DN này lách luật bằng cách để tổ chức công đoàn của công ty bảo hiểm mẹ đứng tên thay cho 5.000 cổ đông kia. Các cổ đông thể nhân không có sổ cổ đông cũng như bất kỳ quyền biểu quyết nào đối với CP mình mua. Trong giấy đăng ký kinh doanh lần đầu, chỉ có tên 5 cổ đông sáng lập (4 cổ đông sáng lập và tổ chức công đoàn). Gọi là lách luật, bởi nếu đứng tên cả 5.000 cổ đông này trong giấy đăng ký kinh doanh thì hiển nhiên bị coi là chào bán chứng khoán ra công chúng. Luật Chứng khoán quy định "chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán chứng khoán cho trên 100 nhà đầu tư , không kể NĐT chuyên nghiệp" và cũng ấn định "Chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm cả chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng".
Tại CTCP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm Dầu khí (PVIF), Công ty này khá bất ngờ khi nhận được thông báo vi phạm về chào bán chứng khoán sai quy định tại thời điểm thành lập cuối năm 2007 của UBCK. Cũng không rõ về vi phạm này, PVIF đã có công văn yêu cầu UBCK làm sáng tỏ vi phạm để Công ty và cổ đông được biết. UBCK khẳng định "PVI Finance tiến hành đợt nhận tiền góp vốn từ 6.518 cổ đông để góp 151.634.500.000 đồng vốn điều lệ thành lập Công ty, nên theo Luật chứng khoán, đây là đợt chào bán chứng khoán ra công chúng”. Tuy nhiên, xét về bản chất, đây thực sự là đợt góp vốn thành lập Công ty. Khác với trường
hợp trên, trong quá trình đăng ký, bản đăng ký kinh doanh lần đầu của PVIF chỉ có tên 5 cổ đông sáng lập, không có đại diện ủy quyền cho trên 6.000 cổ đông.
Trước đó, CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PVGasD) cũng không khỏi bất ngờ khi nhận công văn từ UBCK thông báo về vi phạm chào bán chứng khoán do từ tháng 5- 8/2007, Công ty này đã nhận 330 tỷ đồng góp vốn của trên 100 NĐT để làm vốn điều lệ thành lập Công ty. Việc PVGasD chào bán chứng khoán ra công chúng khi không đáp ứng điều kiện "hoạt động của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán" là vi phạm Luật Chứng khoán.
Cũng giống như đối với PVIF, UBCK cũng cảnh báo PVGasD phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về đợt phát hành chứng khoán trái quy định và các khiếu nại, khiếu kiện của cổ đông liên quan đến đợt phát hành.
Theo giới luật sư, chiểu theo quy định hiện hành về chào bán chứng khoán ra công chúng thì CTĐC mới nào, khi thành lập nếu không lách luật sẽ bị quy kết là vi phạm phát hành lẫn vi phạm quy định về CTĐC vì không đăng ký với UBCK về chào bán chứng khoán.
Thực tế, với các CTĐC mới thành lập như PVIF, PV Gas…, đợt chào bán chứng khoán cũng là đợt góp vốn thành lập Công ty, làm sao có thể đáp ứng đủ điều kiện "hoạt động của năm liền trước năm đăng ký phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán" khi họ đều là những công ty mới, chưa có bất kỳ hoạt động gì?
Lửng lơ việc xử phạt
Nếu áp dụng đúng theo Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, DN vi phạm quy định về đăng ký CTĐC sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật do chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận chào bán, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc huỷ bỏ đợt chào bán. Đối với trường hợp DN mới, vi phạm do góp vốn thành lập công ty thì với hình phạt này, nguy cơ giải thể là có, nhất là đối với trường hợp DN làm ăn không hiệu quả. Đó là chưa kể trường hợp cổ đông của DN nhân cơ hội này để rút vốn vì những bất hòa nội bộ, gây ảnh hưởng đến DN.
Theo đại diện UBCK, nếu căn cứ theo quy định trên để xử phạt thì mức phạt tiền áp dụng đối với công ty là rất lớn, còn nếu áp dụng hình phạt bổ sung là huỷ bỏ đợt chào bán cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cổ đông và hoạt động của DN. Vậy làm thế nào để đưa ra chế tài hợp lý, đủ sức thuyết phục, có hiệu lực trong thực tiễn áp dụng, đó là câu hỏi mà DN, cổ đông, và những người hành pháp đang đặt ra với người làm luật.
Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán ngày 23/10/2009