CÔNG TY.
1. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động bán hàng.
Mục tiêu chung đẩy mạnh hoạt động bán hàng là giúp cho Công ty giải quyết tốt đầu ra và tăng doanh thu, cuối cùng là đạt mục tiêu kinh doanh. Vậy theo Công ty thì mục tiêu cụ thể để đẩy mạnh hoạt động bán hàng của mình gồm các mục tiêu sau:
+ Tăng doanh thu của Công ty bằng cách kích thích các khách hàng truyền thống mua hàng hoá của mình nhiều hơn, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Chúng ta biết rằng, để đẩy mạnh hoạt động bán hàng Công ty phải nắm vững các công cụ Maketing để từ đó ứng dụng vào điều kiện cụ thể của mình. Các công cụ như là đẩy mạnh công tác xúc tiến cũng như hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và các chính sách phân phối sản phẩm, giá cả, sẽ giúp cho Công ty đẩy mạnh được khối lượng hàng hoá bán ra và như vậy doanh thu sẽ tăng lên.
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với Công ty trên thị trường. Công ty chỉ có thể phát triển được khi khả năng cạnh tranh của mình ngày càng được nâng cao.
+ Là một doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, Công ty phải kinh doanh có hiệu quả cao, góp phần thực hiện được đường lối phát triển Thương mại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng có thể đưa hàng hoá của Công ty tới tận các vùng sâu, vùng xa và thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Như vậy, Công ty có thể thực hiện được vai trò của mình trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng giúp cho Công
ty chiếm lĩnh được thị trường và tăng thị phần của mình. Và như vậy sẽ nâng cao được vị thế của mình trên thương trường cũng như việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh .
Trong kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp đều phải dặt mục tiêu khách hàng lên hàng đầu vì khách hàng là “thượng đế “ với những đòi hỏi khắt khe và họ là người trả lương cho cán bộ công nhân viên của họ . Như vậy, nếu nâng cao được khả năng bán hàng sẽ giúp cho Công ty có được vị trí trong lòng khách hàng.
Mục tiêu đẩy mạnh bán hàng không phải là bán hàng bằng mọi cách mà phải có sự hợp lý giữa mức lợi nhuận của Công ty và khả năng túi tiền của khách hàng cũng như việc đảm bảo thực hiện các công việc kinh doanh của mình đúng luật, đảm bảo lợi ích của Công ty nhưng đồng thời đảm bảo lợi ích của quốc gia và của khách hàng.
2. Các quan điểm về đẩy mạnh hoạt động bán hàng.
Việc xác định quan điểm rõ ràng và nhất quán về đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong kinh doanh thương mại cần xuất phát từ quan điểm đổi mới kinh tế xã hội nước ta, xuất phát từ chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán hàng và xuất phát từ lợi ích của việc tăng khả năng bán hàng của Công ty. Dưới đây là một số quan điểm cụ thể về đẩy mạnh hoạt động bán hàng:
+ Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty đòi hỏi có sự cố gắng, quyết tâm của toàn thể các bộ công nhân viên của các phòng ban. Trong đó, phòng kinh doanh là nơi chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc đẩy mạnh bán hàng cùng với việc phối hợp hợp lý với các phòng ban khác.
+ Vì năm 2000 Công ty đã xuất khẩu nên đẩy mạnh bán hàng trong nước phải gắn với việc đẩy mạnh bán hàng trên thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh bán hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty trong hiệu quả kinh tế . + Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công việc đẩy mạnh khả năng bán hàng. Mỗi phương tiện kỹ thuật đẩy mạnh bán hàng có điểm mạnh riêng, khả năng đạt được mục tiêu khác nhau. Do đó đẩy mạnh hoạt động bán hàng cần sử dụng hợp lý các yêú tố trên.
+ Hiệu quả hoạt động bán hàng ngắn liền với hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hoạt động bán hàng có hiệu quả khi nó thúc đẩy hàng hoá lưu thông trên thị trường và với mức chi phí hợp lý.
Để các công cụ giúp cho việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng đạt kết quả tốt thì Công ty phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm đảm bảo lợi ích cho Công ty nhưng không được xâm phạm lợi ích của khách hàng.
- Các thông tin đưa ra trong việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng như quảng cáo, thông tin trên nhãn hiệu sản phẩm... phải trung thực và chính xác cao.
- Các loại đường mà Công ty kinh doanh phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Luôn tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, tìm ra thị trường mới để tổ chức công tác bán hàng có hiệu quả.
- Không ngừng đào tạo và đào tạo lại các nghiệp vụ bán hàng cho các nhân viên, không ngừng nâng cao sự hiểu biết nghiệp vụ cũng như năng lực của họ.
- Kiểm soát hoạt động bán hàng và chi phí cho hoạt động bán hàng thường xuyên, liên tục. Tránh những lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, với khách hàng truyền thống và nâng cao hình ảnh của Công ty để thu hút khách hàng mới. Nhất là trong quan hệ với cơ quan của Bộ Thương mại để thông qua đó hiểu được rõ ràng tình hình trong nước cũng như việc nắm được các cơ hội có thể xuất khẩu.