II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC.
3. Kết quả bánh àng.
3.1 Kết quả bánh àng theo tiêu thức địa lý.
Công ty thực phẩm Miền Bắc kinh doanh các loại đường của các nhà máy, sản phẩm đường là mặt hàng thiết yếu, nó phục vụ cho mọi người dân, nên đòi hỏi Công ty phải mở rộng địa bàn kinh doanh của mình. Ngay sau khi sát nhập Công ty đã xác định thị trường chính của mình là Miền Bắc, cùng với sự mở rộng kinh doanh ra hầu hết các tỉnh phía Bắc Công ty còn có thêm 2 điểm bán hàng ỏ thành phố Hồ Chí Minh và ở Nghệ An. Điều này mở ra cho Công ty có khả năng đem bán sản phẩm của mình đến mọi nơi khách hàng cần một cách thuận tiện nhất.
Bảng 12: Kết quả bán hàng theo tiêu thức địa lý
Năm 1998 1999 2000
D.thu Tỷ.tr D.thu Tỷ.tr D.thu Tỷ.tr D.thu 1000đ % 1000đ % 1000đ % Miền Bắc 325493955 99 175872258 88,7 311988132 80 Miền Nam 2933004500 1 22458442 1,3 66043033 17 Miền trung 9659355 3
Tổng 328427000 100 198330700 100 387690520 100 Bảng trên cho thấy trong hai năm 1998, 1999 Công ty chưa có mặt hàng dường kinh doanh ở Miền Trung nhưng sang năm 2000 ở Miền Trung Công ty dã có một điểm bán hàng ở trạm Vinh - Nghệ An. Sở dĩ như vậy là do điều kiện về địa lý nên Công ty chủ yếu tập trung ở Miền Bắc và một cơ sở ở phía Nam do ở đây có nhu cầu lớn, cùng với nó là việc lợi dụng khu vực này cũng có chi nhánh đặt của Công ty. Trong khi đó ở Miền Trung do có nhiều cơ sở kinh doanh mặt hàng đường đã chiếm lĩnh thị trường rồi nên chỉ sang năm 2000 khi mà khu vực này sau khi đựơc phòng kế hoạch thị trương khảo sát thấy có nhu cầu lớn cần được cung cấp , thêm vào đó là lợi dụng các kho bãi sẵn có của mình nên Công ty đã quyết định đặt thêm một điểm bán hàng nữa.
Nhìn chung doanh thu của Miền Bắc và Miền Nam đều giảm trong năm 1999 và tăng vọt lên trong năm 2000. Kết quả này là do lượng xuất hàng của Công ty giảm sút trong năm 1999 và tăng vọt trong năm 2000. Về mặt tỷ trọng thì Miền Bắc luôn là khu vực chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, tuy có giảm xuống chút ít nhưng vẫn thể hiện một điều là công ty luôn tập trung vào thị trường phía Bắc là chính. Dưới đây là các con số cụ thể nói lên sự chênh lệch về doanh thu của các miền qua các năm.
Năm 1999 doanh thu ở Miền Bắc giảm một lượng là 14.921.697.000 đồng hay giảm 4% Trong khi đó doanh thu miền Nam giảm 6.871.603.000 đồng hay giảm 23,4%. Có sự giảm sút lớn như vậy là do về lượng giảm 1 cách tuyệt đối, thêm vào đó giá cả năm 1999 xuống rất nhanh. Trong năm 1998 nếu giá trung bình các loại là 6130 đồng /1kg trong khi đó giá năm 1999 chỉ còn là 5000đ kg. Năm 2000 doanh thu của Miền Bắc là 311.988.132.000 đồng tăng so với năm 1999 là 136.115.874.000 đồng hay tăng 77,3 %. Ở khu vực phía
Nam cũng tăng một lượng tuyệt đối là 43.584.591 đồng hay tăng 194 %. Còn Miền Trung đạt 9.659.355 nghìn đồng. Như vậy doanh thu đều tăng ở các khu vực. Có được điều này là do lượng lưu chuyển tăng vọt năm 2000 mặc dù giá có giảm chút ít.
Như vậy, có thể nói thị trường chính của công ty vẫn là Miền Bắc với trụ sở chính là Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây là thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển tốt vào năm 2000.
3.2 Kết quả bán hàng theo phương thứ bán.
Do sản phẩm của Công ty phục vụ cho nhu cầu của mọi người dân nên bán buôn là hình thức bán chính của Công ty. Theo hình thức này hàng bán ra với khối lượng lớn, giảm được chi phí trung gian không cần thiết và mọi thủ tục tiến hành nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Khi tới giao dịch, tiến hành ký kết hợp đồng, sau đó nộp tiền để nhận phiếu giao hàng và đến kho để nhận hàng. Tuy nhiên, tuỳ từng thời điểm mà khâu thanh toán có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trường. Bên cạnh đó, hình thức bán lẻ cũng được Công ty quan tâm, thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, công ty đã từng bước đưa sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dùng. Tuy số lượng ít nhưng nó cũng góp phần làm cho sản phẩm của Công ty được nhiều người biết đến. Tại tất cả các cửa hàng này khách hàng được trực tiếp xem xét hàng hoá cũng như được nhân viên phục vụ nhiệt tình. Dưới đây là kết quả bán hàng của Công ty 3 năm lại đây theo phương thức bán buôn và bán lẻ.
Bảng 13: Kết quả bán hàng theo phương thức bán
Đơn vị: 1000 đ, 1000 kg
Chỉ Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tiêu Lượng Doanh TT Lượng Doanh TT Lưọng Doanh TT
bán thu (%) bán Thu (%) bán Thu (%) B.
buôn
50274 312005650 95 36629,2 184447551 93 92246,14 348921468 90
Bán lẻ 2646 16421350 5 2757,1 13883149 7 10249,6 38769052 10 Cộng 52920 328427000 100 39387 198330700 100 102496 387690520 100
Như vậy năm 1998 doanh thu bán buôn đạt 312.005.650.000 đồng chiếm 95 % trong khi bán lẻ chỉ đạt 16.421.350.000 đồng chiếm 5 %. Con số này cho
thấy Công ty tập trung chủ yếu vào khâu bán buôn, có khối lượng bán lớn tuy giá rẻ hơn so với bán lẻ nhưng giảm chi phí về bảo quản vận chuyển.
Sang năm 1999 doanh thu bán buôn về tỷ trọng giảm xuống từ 95 % xuống còn 93 %, trong khi đó về con số tuyệt đối cho thấy doanh thu bán buôn đạt 184.447.551.000 đồng giảm xuống so với năm 1998 là 127.558.099.000 đồng. Bán lẻ cũng giảm tương tự như vậy. Nhưng sang năm 2000 thì có sự tăng vọt doanh thu nói chung hay doanh thu bán buôn nói riêng, doanh thu bán buôn gấp 1,83 lần so với năm 1998. Xét theo hình thức bán lẻ, doanh thu gấp 2,65 lần so với năm 1998 và lượng bán thì năm 2000 gấp 3,87 lần. Doanh thu bán lẻ tăng mạnh so với năm 1998 là do lượng bán tăng, nhưng mà lượng bán lẻ cũng tăng, mà còn tăng lớn hơn so với tăng về doanh thu là do giá cả có sự thay đổi, mức giá trung bình năm 1998 là 6.130 đồng/ kg trong khi đó giá cả vào năm 2000 trung bình chỉ là 3.800 đồng/ kg. Tương tự như vậy, doanh thu bán buôn cũng tăng mạnh về lượng trong khi đó về giá trị không tăng nhanh bằng lượng.
Nhìn vào bảng ta thấy tổng lượng bán của doanh nghiệp giảm vào năm 1999 và tăng vọt vào năm 2000, trong khi đó giá cả giảm dần từ năm 1998 đến năm 2000. Như vậy Công ty đã chấp nhận theo giá cả thị trường, có sự thích ứng theo giá cả là do Công ty chỉ là mua đi bán lại nên khi giá hạ thì Công ty cũng sẽ mua với giá hạ, trong khi đó về mặt tuyệt đối lợi nhuận của 1 kg đường được công ty giữ nguyên khoảng 20 đồng/kg, mà như vậy thì khi giá cao thì Công ty phải bỏ nhiều vốn hơn so với khi giá thấp để được một đồng lãi. Điều này còn chứng tỏ mặt hàng đường là mặt hàng truyền thống, nên Công ty có quan hệ mật thiết với khách hàng cũng như với nhà cung ứng, nó tạo điều kiện cho Công ty có thể điều chỉnh linh hoạt theo điều kiện thị trường.
3.3 Kết quả bán hàng theo từng loại đường.
Việc phân loại đường thành các loại khác nhau là rất khó khăn, sở dĩ có điều này là do Công ty nhập từ rất nhiều các nhà máy khác nhau, trong khi đó chất lượng đường của các nhà máy là không giống nhau. Thêm vào đó là mỗi nhà máy lại có nhiều chủng loại đường khác nhau. Một cách tổng quát có thể chia đường theo 3 loại là RE, RS, vàng. Vì như vậy nó phân ra làm 3 loại có chất lượng khác nhau với RE có chất lượng tốt nhất đạt tiêu chuẩn 5*sau đó đến RS và cuối cùng là đường vàng. Dưới đây là tổng giá trị bán của từng loại đường qua các năm 1998, 1999, 2000.
Loại Năm1998 Năm1999 Năm 2000 đường D.số 1000đ Tỷ.tr(%) D.số Tỷ.tr(%) D.số Tỷ.tr(%) RE 130.396.500 39,7 68.758.200 34,7 156.210.910 40,3 RS 151.444.700 46,2 96.188.400 48,5 136.972.260 35,3 Vàng 46.585.800 14,2 33.384.100 16,8 94.507.350 24.4 Cộng 328.427.000 100 198.330.700 100 387.690520 100
Theo bảng trên ta thấy năm 1998 thì doanh số bán của loại đường RS cao nhất đạt 151.444.700.000 đồng chiếm 46,1 % sau đó là loại đường RE đạt 130.396.500.000 đồng chiếm 39,7 % sau đó đến loại vàng thấp nhất chỉ đạt 46.585.800 nghìn đồng chiếm 14,2 %.
Sang năm 1999 thì lượng bán RS vẫn cao nhất đạt 96.188.400.000 đồng và tỷ trọng tăng lên chiếm 48,5 % sau đó vẫn là loại RE với giá trị xuất bán là 68.758.200.000 đồng và tỷ trọng giảm xuống còn 34,7 %. Còn giá ttrị đường vàng xuất bán vẫn thấp nhất chỉ đạt 33.384.100.000 đồng nhưng tỷ trọng đã tăng lên chiếm 16,8 %.
Đến năm 2000 thì giá trị đường RS không còn cao nhất nữa mà giá trị xuất bán RE là lớn nhất với doanh số 156.210.910.000 đồng và tỷ trọng tăng lên chiếm 40,3 %. Sau đó là loại đường RS với doanh số đạt 136.972.260.000 đồng và tỷ trọng giảm xuống còn 35,3 %. Cuối cùng là loại đường vàng tổng mức bán đạt 94.507.350.000 đồng và tỷ trọng tăng lên 24,4 %.
Có sự thay đổi về tỷ trọng của các loại đường trong các năm là do năm 1999 do nhu cầu thị trường cần nhiều loại đường có chất lượng trung bình, và thêm vào đó là trong năm Công ty bán được một lượng lớn cho khách hàng công nghiệp với nhu câù chủ yếu là đường vàng. Đến năm 2000 thì do đường giá rẻ nên người tiêu dùng chủ yếu mua loại đường tốt nhất vì vậy đường RE tăng lên vị trí dẫn đầu. Trong khi đó, Công ty tiếp tục được các nhà máy bánh kẹo mua một lượng lớn hơn nữa về đường vàng nên loại này cũng tăng lên.
Xét về giá trị tuyệt đối của từng loại qua các năm thì về đường RE năm 1999 giảm xuống so với năm 1998 là 61.638.300.000 đồng nhưng sang năm 2000 thì có thì có sự tăng vọt còn lớn hơn cả năm 1998 một mức là 25.814.410.000 đồng. Về đường vàng cũng tăng tương tự như đường RE nhưng con số chi tiết có phần khác. Riêng về loại RS thì vẫn giảm trong năm 1999 nhưng mà năm 2000 vẫn còn kém hơn so với năm 1998 về doanh số là
14.472.440.000 đồng. Có sự khác biệt so với hai loại trên là do trong năm 2000 loại đường RS không còn là loại chủ lực của công ty nữa.
Như vậy các con số cho thấy ở Công ty ngày càng đa dạng hoá các loại đường nhất là các loại đường có chất lựơng tốt do thị hiếu khách hàng đòi hỏi chất lượng đường ngày càng cao. Tuy nhiên loại đường kém chất lượng vẫn có sự tăng trưởng qua các năm là do Công ty đã mở rộng kinh doanh với các nhà máy, và họ yêu cầu chủ yếu vẫn loại chất lượng vừa phải vì giá rẻ và đòi hỏi nguyên liệu làm bánh kẹo và một số thực phẩm khác không cần cao.
3.4 Kết quả bán hàng cho một số khách hàng lớn.
Với mặt hàng đường, nhu cầu về nó được phân phối rộng khắp mọi nơi. Theo tiêu thức địa lý thì một khu vực nhỏ có một nhà buôn đến Công ty mua sau đó về phân phối cho các nhà bán lẻ. Thêm vào đó, nhu cầu nguyên liệu đường cho các nhà máy không phải là lớn lắm, và nếu lớn thì họ sẽ đến trực tiếp mua từ nhà máy sản xuất đường, điều này làm cho một số khách hàng với mức mua của Công ty là lớn nhất thì có tổng lượng xuất bán cho họ không phải là lớn lắm. Dưới đây là một số khách hàng truyền thống của Công ty có lượng mua hàng được coi là lớn.
Bảng 15: Lượng bán cho một số khách hàng lớn
Các khách hàng Năm 1998 (tấn) Năm 1999 (tấn) Năm 2000 (tấn) C.ty b.kẹo Hải Hà 367 270 500 C.ty b.kẹo Tràng An 280 200 290 C.tyTHHH Th. Tùng 380 398 400 Anh Tài Minh Khai 700 650 700 Chị Thuỳ Xuân Thuỷ 180 130 200
Qua các năm ta chỉ nói về mặt lượng là vì đây là những khách hàng truyền thống của công ty, nên vấn đề giá cả đối với họ là linh hoạt theo thị trường. Hơn nữa làm ăn với những khách hàng này là trên cơ sở niềm tin với nhau là chính. Nên giá đắt hay rẻ họ vẫn đến với Công ty vì quá đắt là do thị trường chứ không phải là do Công ty đặt ra. Cũng vì họ nắm được một phần về mức lợi nhuận của Công ty trên một đơn vị là ổn định nên khi họ đến mua là
do yêu cầu dùng bao nhiêu hay bán cần bao nhiêu là thích hợp với nhu cầu của khách hàng thì họ đến Công ty lấy bấy nhiêu.
3.5 Kết quả bán hàng của Công ty so với tổng lượng bán của toàn quốc (thị
phần của của Công ty ).
Theo số liệu thống kê của Công ty thì tổng lượng bán của 3 năm 1998,1999, 2000 lần lượt là: 52.920 tấn, 39.837tấn, 102.496 tấn
Và theo số liệu tổng kết hàng năm của thời báo kinh tế Việt Nam 1999- 2000 và 2000-2001 thì tổng lượng bán của toàn quốc lần lượt là 728.000 tấn, 932.200 tấn và 1.124.000 tấn.
Từ đây ta có tỷ phần thị trường của Công ty qua các năm 1998, 1999, 2000 là: Năm 1998 52.920 T = = 7,27 (%) 728.000 Năm 1999 39.387 T = = 4,3 (%) 932.200 Năm 2000 102.496 T = = 9,1 (%) 1.124.000
Như vậy tỷ phần thị trường của Công ty là giảm vào năm 1999 chỉ còn 4,3 %, nhưng sang năm 2000 thì tăng lên rõ rệt, còn hơn cả năm 1998 với mức 9,1 %. Có thay đổi này là do năm 1998 do Công ty mới sát nhập nên việc mở rộng thị trường từ các cơ sở của Công ty là dễ dàng làm cho hàng hoá đến tay người tiêu dùng thuận lợi hơn. Nhưng sang năm 1999 thì một số cơ sở làm ăn không có hiệu quả nên công ty phải rút lui, vả lại cũng do năm nay giá cả bấp bênh thêm vào đó nhà nước vẫn chưa kiểm soát được lượng đường từ nước ngoài tràn vào. Sang năm 2000, mặc dù giá đường tiếp tục giảm nhưng mà nhà nước đã kiểm soát được lượng hàng từ nước ngoài vào, như vậy đường không tràn vào được. Trong khi đó qua bộ Thương Mại công ty đã xuất khẩu một lượng lớn lên tới 35.000 tấn, hơn nữa năm nay do các điểm kinh doanh mới
mọc nên làm ăn rất hiệu quả nên thị ttrường của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể.
Bởi vì đường là mặt hàng kinh doanh chính của Công ty, kết quả kinh doanh của mặt hàng đường có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty. Cho nên để thấy được rõ ràng mức lợi nhuận của Công ty cũng như vấn đề nộp thuế như thế nào, em không tính riêng và quyết định chọn phân tích kết quả kinh doanh của toàn Công ty để thấy được bức tranh đầy đủ hơn về tình hình của Công ty.