Bất cập quy định pháp luật về nội dung Điều lệ pháp nhân tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều lệ pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 88)

Pháp nhân tư có mối quan hệ xuyên suốt là quan hệ hợp đồng. Chính vì thế, Điều lệ pháp nhân ngoài sự chi phối của pháp luật điều chỉnh pháp nhân (Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, luật hợp tác xã…), còn chịu sự điều chỉnh của thỏa thuận giữa các thành viên pháp nhân.

Vậy nên, các văn bản luật ra đời gần đây, điều chỉnh pháp nhân tư ít nhiều thừa nhận tính chất hợp đồng trong quan hệ pháp nhân tư. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp sau các lần sửa đổi cũng ghi nhận điều đó như: tôn trọng các thỏa thuận của thành viên, mở rộng quyền chủ động trong điều hành và quản trị pháp nhân…

Tuy nhiên, ta vẫn tìm thấy ở các văn bản luật những bất cập, gây cản trở đến sự tự do thỏa thuận của pháp nhân. Đặc biệt, các quy định liên quan đến nội dung điều lệ còn thiếu thực tế, làm giảm tính linh hoạt với bản chất của pháp nhân tư. Cụ thể, các bất cập của pháp luật về nội dung điều lệ được nghiên cứu ở những nội dung sau đây:

- Bất cập về quy định đặt tên pháp nhân tư:

Tên pháp nhân tư có vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại, thương hiệu của pháp nhân. Tên pháp nhân tư được quy định tại Luật Doanh

nghiệp, Luật hợp tác xã …và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy vậy, khi đặt tên cho pháp nhân cũng gặp phải những bất cập về quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được đăng ký ba tên: (i) tên bằng tiếng Việt; (ii) tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại); và (iii) tên viết tắt.

Với quy định tên giao dịch được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng, về thực chất doanh nghiệp chỉ còn hai tên là tên bằng tiếng Việt và tên viết tắt. Lý do là tên giao dịch không ổn định và tùy thuộc vào ngôn ngữ được dịch, dịch theo tiếng Anh là A, tiếng Pháp là B, tiếng Nhật là X.

Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:

1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng [58].

Trên thực tế, doanh nghiệp cần nhiều tên hơn thế, như tên tiếng Việt - tên bằng tiếng nước ngoài, tên giao dịch bằng tiếng Việt - tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt - tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài. Thậm chí một số doanh nghiệp còn sử dụng thương hiệu như một loại tên giao dịch. Đây là nhu cầu và một thực tế cần được xem xét.

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam được dịch ra tiếng Anh là "Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade", tên giao dịch bằng tiếng Việt là "Ngân hàng Công thương Việt Nam" dịch ra tiếng Anh là "Vietnam Bank for Industry and Trade", tên viết tắt là "Vietinbank".

Thêm vào đó, khi nhắc đến ngân hàng này, người ta quen gọi là Ngân hàng Công thương. Lúc này, "Công thương", vốn là một bộ phận có khả

năng phân biệt trong tên của ngân hàng này, được sử dụng như một loại tên giao dịch.

Hiện nay, các luật chuyên ngành (như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Luật sư, Luật Công chứng…) không ràng buộc chặt chẽ về việc đặt tên như Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật chuyên ngành có thể có nhiều hơn ba tên. Điều này cũng tạo ra sự kém bình đẳng, ít nhất là trong việc đặt tên giữa các doanh nghiệp theo luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp. Việc hạn chế doanh nghiệp trong ba tên (mà thực chất là 2) như Luật Doanh nghiệp là một chiếc áo chật khiến doanh nghiệp cảm thấy bức bối, khó chịu.

Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn có một loại tên khác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tên thương mại được luật định nghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh - tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Cũng theo luật, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với quy định trên, tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh

nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.

Tuy nhiên, câu hỏi nêu ra là tên thương mại có phải là tên doanh nghiệp không? Hiện chưa có một văn bản nào xác nhận hai vấn đề này. Tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Thêm vào đó, cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Câu hỏi tiếp theo là doanh nghiệp có thể có nhiều tên thương mại hay chỉ có một tên thương mại duy nhất? Vấn đề này cũng đang bị bỏ ngỏ. Như đã phân tích ở trên, Luật sở hữu trí tuệ không cấm doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thương mại trở lên. Theo hướng đó, doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại, miễn là doanh nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mình theo đúng Luật sở hữu trí tuệ.

Trên đây là những bất cập của quy định pháp luật về đặt tên pháp nhân tư. Thực tế áp dụng của các cơ quản lý lại càng rối rắm và cách giải quyết lại khác nhau giữa cơ quan này với cơ quan kia.

Ví dụ: Các thành viên đặt tên doanh nghiệp là: Công ty cổ phần quản lý siêu mẫu quốc tế Aybar. Nhưng cơ quan quản không cho đặt tên này với lý do tên công ty không lấy theo ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 10 và Quyết định 337.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp không đề cập rõ không được đặt tên doanh nghiệp trùng với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc hay trong phạm vi từng tỉnh thành. Vả lại, việc quản lý doanh nghiệp hiện nay được phân theo cơ quan quản lý cấp từng tỉnh, thành khác nhau. Việc tra cứu tên của doanh nghiệp được thực hiện cục bộ theo từng tỉnh cũng không được đồng bộ.

Một tồn đọng đang xảy ra khi các tỉnh sáp nhập, các tên doanh nghiệp trùng nhau là rất nhiều. Theo thống kê của riêng thành phố Hà Nội có khoảng 502 doanh nghiệp trùng tên.

Vậy giải pháp mà các nhà áp dụng pháp luật đưa ra là cho các doanh nghiệp tự thỏa thuận là điều không tưởng. Bởi lý do, tên doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất của pháp nhân, trong quá trình hoạt động nó được ghi dấu ấn trên nhiều lĩnh vực như: sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công ty đã thực hiện, thị trường vốn...

Vấn đề đặt ra là cần có văn bản liên kết và thống nhất các quy định về tên doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp tránh rắc rối khi sử dụng các loại tên của mình.

- Bất cập về quy định phạm vi, ngành nghề kinh doanh của pháp nhân tư:

Xuất phát từ mục đích của pháp nhân tư là đầu tư để kiếm tìm lợi nhuận. Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực đầu tư cụ thể mà pháp nhân hướng tới. Hiện nay, ngành nghề quy định tại điều lệ phải tuân thủ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động của ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Trong đó quy định như sau:

Thứ nhất, đối với ngành nghề không được quy định tại danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam, nhưng được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thứ hai, đối với ngành nghề pháp luật chuyên ngành yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì đăng ký ngành nghề theo lĩnh vực được phép hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề.

Thứ ba, đối với ngành nghề không có trong danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký theo yêu cầu và không ghi mã ngành trong giấy phép.

Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 43 về đăng ký kinh doanh quy định: "Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới" [18].

Tuy nhiên, nghị định lại không quy định về thời gian thông báo và bổ sung mã ngành nghề mới như thế nào, quyền lợi doanh nghiệp đăng ký giải quyết ra sao khi ngành nghề không trái luật nhưng không có mã để đăng ký.

Theo pháp luật Việt Nam quy định, doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép. Quy định này được ghi nhận đầu tiên tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh này quy định hợp đồng sẽ vô hiệu toàn bộ nếu "một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng".

Tiếp theo, Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng khẳng định một pháp nhân "phải hoạt động đúng mục đích". Đây là một quy định bắt buộc,

việc vi phạm sẽ mang đến hậu quả, trong phạm vi giao dịch dân sự, hay kinh tế, nếu tranh chấp sẽ bị tuyên là hợp đồng vô hiệu.

Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ "hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã đăng ký". Luật này còn đề cập hậu quả hành chính đối với hành vi vi phạm. Đối với hậu quả về mặt pháp luật dân sự (giao dịch có vô hiệu hay không), luật không đề cập tới. Nhưng thực tế, khi Tòa án thụ lý các vụ kiện tranh chấp về hợp đồng thì phạm vi, ngành nghề là điều trước hết phải xem xét. Nếu một trong các bên vi phạm như kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì giao dịch đó bị tuyên là vô hiệu.

Ví dụ 1: Công ty A không đăng ký ngành nghề buôn bán hàng nông sản mà ký hợp đồng với Công ty B bán 1000 tấn gạo. Khi tranh chấp, hợp đồng bị tuyên là vô hiệu.

Ví dụ 2: Công ty A là bạn hàng lâu năm của Công ty B. Do nhu cầu cần vốn gấp để mua 1 lô hàng, Công ty A vay của Công ty B 1 tỷ đồng. Tranh chấp xảy ra, Tào án tuyên hợp đồng vô hiệu vì Công ty B không có chức năng cho vay vốn tín dụng.

Từ việc nghiên cứu học thuyết ultra vires, các nhà làm luật tại các nước theo hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa quy định doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi đăng ký kinh doanh. Mục đích là nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo đúng các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế của Nhà nước tại các nước theo mô hình kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa trước đây. Nhà nước giao vốn cho các pháp nhân công và yêu cầu các pháp nhân này phải hoạt động trong phạm vi lĩnh vực, ngành nghề mà mình cho phép thành lập

Kể từ thời điểm Việt Nam ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Bộ luật Dân sự 1995, doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi ngành nghề đăng ký trong giấy phép. Đây là một bất cập của pháp luật dẫn đến hậu quả:

Tòa án đã tuyên bố vô hiệu rất nhiều hợp đồng chỉ vì doanh nghiệp vi phạm quy định này. Nhận thức được sự vô lý của quy định, trong phạm vi thẩm quyền của mình, Tòa án nhân dân tối cao trong Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/05/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế đã nới lỏng tính hà khắc của quy định bằng việc cho phép bên không đăng ký kinh doanh nếu đã bổ sung đăng ký kinh doanh trước khi xảy ra tranh chấp (sau khi hợp đồng được giao kết) thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 thì hậu quả vô hiệu tại các văn bản trên đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2005 lại vẫn giữ nguyên điều khoản yêu cầu doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động trong phạm vi đăng ký kinh doanh tại Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp. Đây là tiền đề cho sự trở lại của hậu quả hợp đồng vô hiệu do doanh nghiệp vi phạm phạm vi đăng ký kinh doanh.

Để tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, bảo vệ bên ngay tình, các nhà làm luật Việt Nam cần phải quy định triệt để về hậu quả dân sự của yêu cầu kinh doanh trong phạm vi đăng ký kinh doanh. Giao dịch vượt quá phạm vi đăng ký kinh doanh có vô hiệu hay không? Trường hợp nào thì vô hiệu và vì sao?

Đối chiếu với pháp luật nước ngoài, cụ thể Luật Công ty 1896 của Anh quy định: công ty phải đăng ký với cơ quan quản lý khi hoạt động ngành nghề có điều kiện về vốn, chứng chỉ hành nghề, điều kiện vật chất đặc thù. Chỉ khi thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định, công ty mới được quyền kinh doanh trong lĩnh vực đó.Nói cách khác, ngành nghề kinh doanh thông thường, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện việc đăng ký và sẽ đương nhiên được kinh doanh trong lĩnh vực đó.

Liên quan đến giải quyết tranh chấp, khi công ty đó hoạt động ngoài phạm vi ngành nghề đăng ký, xâm phạm đến lợi ích đối với bên thứ ba. Vấn

đề này, nguyên tắc chung là thẩm phán sẽ phải xác định xem yêu cầu về điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều lệ pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)