Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.002 (Trang 30 - 35)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ

1.3. Diện và hàng thừa kế theo quy định của một số nƣớc trên

1.3.2. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Pháp

BLDS Pháp hay còn gọi là Bộ luật Napoleon được ban hành năm 1804, gồm 2283 điều, được chia thành 3 quyển, trong đó phần thừa kế được quy định trong quyển 3, từ Điều 718 đến Điều 892 và chia thành 6 chương.

Bộ luật dân sự cộng hoà Pháp, một trong những bộ luật dân sự nổi tiếng trên thế giới qui định về người thừa kế chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống giữa người thừa kế và người để lại di sản: Trước hết di sản được truyền cho những người bề dưới không phân biệt độ tuổi, giới tính và không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ đều được hưởng thừa kế. Nếu như không có những người thừa kế trực hệ phía dưới thì những người thừa kế trực hệ phía trên sẽ thừa kế di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất sẽ loại trừ người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau:

- Trong dòng trực hệ có bao nhiêu đời giữa mọi người là có bấy nhiêu bậc: con đối với cha là bậc một, cháu đối với ông bà là bậc hai và ngược lại (điều 737 BLDS Cộng hòa Pháp).

- Trong dòng bàng hệ các bậc cũng tính theo các đời: Từ một người trong các thân thuộc đến ông tổ chung và không tính ông tổ chung rồi từ ông tổ chung đến người kia: anh em là bậc hai, chú cháu là bậc ba (Điều 738 BLDS cộng hòa Pháp).

Pháp luật thừa kế cũng qui định trường hợp bố, mẹ, con của người chết không còn vào thời điểm mở thừa kế hoặc người chết không có con thì anh chị em hoặc các con của những người đó được hưởng thừa kế (Điều 750- BLDS cộng hoà Pháp)

Nếu như ở Việt nam, những người thừa kế cùng hàng được chia phần như nhau thì ở Pháp lại có một số điểm khác biệt. Điều 733 BLDS cộng hoà Pháp qui định di sản phải được chia làm hai phần cho bên nội và ngoại của người chết rồi mới chia cho những người thừa kế tùy theo bên nội. Như vậy ví dụ nếu bên nội còn một người thừa kế, bên ngoại ba người thì người thừa kế bên nội sẽ nhận được phần di sản bằng ba người bên ngoại. Con cái được hưởng phần thừa kế của cả hai bên nội ngoại. Đối với con cái cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ thì họ được hưởng phần tùy theo họ của mình.

Về quyền thừa kế của vợ (chồng), theo Điều 765-BLDS cộng hòa Pháp: "Khi người chết không còn thân thuộc đến bậc có thể thừa kế hoặc chỉ để lại những thân thuộc bàng hệ không phải là anh chị em hoặc ti thuộc của anh, chị, em, tài sản thừa kế đương nhiên hoàn toàn thuộc về vợ chồng không ly hôn còn sống và không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật" [3].

Qua việc nghiên cứu những quy định về hàng thừa kế trong BLDS Pháp, chúng ta thấy diện thừa kế của cộng hoà Pháp dựa trên quan hệ chủ đạo huyết thống thân thuộc giữa người thừa kế với người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thể có quyền thừa kế một cách độc lập mà luôn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, việc thừa kế giữa những người quan hệ thân thuộc theo bàng hệ cũng bị giới hạn bởi thứ bậc, tới bậc thứ sáu thì không được thừa kế, trừ con cháu của anh chị em ruột người để lại di sản. Đặc điểm của pháp luật về thừa kế nước Pháp là hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết cùng một thời

điểm với người để lại di sản, thì các con, các cháu của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện.

Vấn đề thừa kế thế vị được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể trong BLDS nước cộng hoà Pháp. Theo BLDS nước cộng hoà Pháp, thừa kế thế vị là một giả định của luật, theo đó những người thừa kế thế vị được hưởng các quyền của người được thế vị. Thừa kế thế vị có thể được áp dụng đối với tất cả các bậc của dòng trực hệ bề dưới. Trong dòng trực hệ bề dưới, thế vị đến vô hạn. Thế vị được chấp nhận trong mọi trường hợp, hoặc các con của người chết cùng hưởng di sản với các con cháu của người con chết trước, hoặc tất cả các con của người chết đều chết trước người ấy, thì các con cháu của những người con ấy sẽ ở những bậc ngang nhau hoặc không ngang nhau [3].

Ngoài ra, BLDS nước cộng hoà Pháp còn quy định thừa kế thế vị cũng được thừa nhận trong trường hợp bố, mẹ, cháu, chắt, khi còn sống bị tước quyền thừa kế. Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi. Từ những quy định này, chúng ta thấy rằng thừa kế thế vị theo pháp luật nước Pháp được mở rộng hơn, thừa kế đến vô hạn.

Như vậy, các quy định về thừa kế trong BLDS nước cộng hoà Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam trong suốt thời gian gần 200 năm qua. Các quy định về thừa kế trong BLDS nước cộng hoà Pháp không chỉ tác động trong phạm vi các nước ở châu Âu, mà còn lan rộng khắp nơi trên thế giới, như châu Mỹ (Pêru, Mêxico, Canađa...), châu Phi (Congo, Somalie,...) châu Á (Philippin, Nhật, Việt Nam, Indonisia)... Có thể nói chế định thừa kế trong BLDS nước cộng hoà Pháp năm 1804 là một cuộc cách mạng về kỹ thuật làm luật. Các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trật tự nhất định, từng tiểu mục của chế định thừa kế được trình bày rõ ràng và logic. Các khái niệm pháp lý, các nguyên tắc của luật được nêu một cách ngắn gọn, nhưng đầy đủ và chuẩn xác,

nhiều quy định đã trở thành mẫu mực được các quốc gia trên thế giới tham khảo, học hỏi để hoàn thiện pháp luật.

1.3.3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran

Iran là nước mà phần đông dân số theo đạo Hồi, một đạo không mấy phổ biến ở nước ta. Do đó pháp luật thừa kế của Iran cũng có nhiều điểm giống và khác biệt so với pháp luật thừa kế Việt Nam.

Thứ nhất, là căn cứ xác định quyền thừa kế. Như các nước Pháp, Nhật,

Iran cũng xác định quyền thừa kế dựa theo hai mối quan hệ chính là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân theo Điều 861 BLDS của nước cộng hòa hồi giáo Iran (The civil code of the Islamic republic of Iran) gọi tắt là BLDS Iran.

Thứ hai, là các qui định về diện và hàng thừa kế: Xét theo mối quan hệ huyết

thống luật pháp Iran cũng chia ra làm 3 hàng thừa kế (Điều 862): - Hàng thứ nhất: Cha mẹ và con của người chết

- Hàng thứ hai: ông bà, anh chị em và con cái của anh chị em người chết (cháu ruột)

- Hàng thứ ba: Cô, dì, chú, bác và con cái của họ

Điều 863 BLDS Iran: " Người thừa kế ở hàng sau sẽ được quyền hưởng tài sản khi không còn người thừa kế nào ở hàng trước."

Điều 864 BLDS Iran: "Một ví dụ về những người thừa kế theo quan hệ hôn nhân là vợ chồng hoặc những người vợ, người chồng còn sống của người chết" [4].

Vậy là đối với cả ba hàng thừa kế theo luật của Iran đều khác biệt với luật Việt Nam. Hàng thứ nhất chỉ có cha mẹ và con chứ không có vợ hoặc chồng của người chết. Cháu ruột được đưa lên thừa kế ở hàng thứ hai khác với qui định ở hàng thứ ba của nước ta. Hàng thứ ba của luật Iran chỉ có cô dì chú bác và con cái họ mà không có trường hợp cụ và chắt. Ở đây ta có thể thấy luật pháp Iran có một điểm khá kì lạ đó là nếu bác chết thì cháu ruột được hưởng thừa kế ở hàng thứ hai nhưng khi cháu chết bác lại được thừa kế

ở hàng thứ ba và anh em họ cũng được hưởng quyền thừa kế ở hàng thứ ba của nhau chứ không như ở Việt Nam anh em họ chỉ có thể hưởng thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị.

Trên cơ sở xem xét pháp luật về diện và hàng thừa kế của một số quốc gia trên thế giới, có thể khẳng định rằng thừa kế là một chế định đóng vai trò quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi nước, thừa kế là phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Nhìn chung, chúng đều có các đặc điểm chung như sau:

Một là, pháp luật về thừa kế các nước nói trên luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thể có quyền thừa kế một cách độc lập, mà luôn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, sự chi phối đó được thể hiện ở vị trí hưởng di sản của người vợ goá, chồng goá được hưởng phần di sản nhiều hay ít đều phụ thuộc vào vị trí của người vợ goá, người chồng goá đó được thừa kế ở hàng nào cùng những người có quan hệ huyết thống của người chết.

Hai là, luật thừa kế của các nước nói trên, đều quy định các hàng thừa kế theo pháp luật và đều có đặc điểm chung là hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết trong cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì các con (các cháu) của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện.

So với pháp luật các nước nói trên, pháp luật về thừa kế ở Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung đó thì vẫn giữ được những sắc thái riêng như: diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, thừa kế của con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, ... Sự khác nhau đó xuất phát từ phong tục, truyền thống văn hoá, cơ sở vật chất và hoàn cảnh xã hội của mỗi nước. Nhưng nhìn chung bản chất của việc thừa kế di sản chính là sự bảo vệ lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc.

Chương 2

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.002 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)