Hàng thừa kế thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.002 (Trang 58 - 60)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ

2.2. Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam

2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba

Sắc lệnh số 97 chỉ ghi nhận một hàng thừa kế duy nhất mà không có hàng thừa kế thứ hai. Thông tư 81 quy định hai hàng thừa kế mà không quy định hàng thừa kế thứ ba đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã ghi nhận ba hàng thừa kế. Mỗi văn bản trong từng giai đoạn cụ thể có những thay đổi, quy định khác nhau điều đó cho thấy việc quy định hàng thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà pháp luật thừa nhận khác nhau về diện và hàng thừa kế.

BLDS năm 2005 tại Điều 676 quy định hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là các cụ nội, ngoại.

Cũng là diện thừa kế theo quan hệ huyết thống thì bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cháu ruột và ngược lại cháu ruột cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của những người

này. Theo từ điển tiếng việt thì bác ruột, cô ruột, chú ruột là anh, chị, em ruột của cha; dì ruột, cậu ruột là anh, chị, em ruột của mẹ. Chính vì vậy, BLDS năm 2005 đã xếp những người này vào trong hàng thừa kế thứ ba của nhau. Những người này chỉ được hưởng thừa kế của nhau trong trường hợp người để lại di sản không có con cháu trực hệ, cha mẹ, ông bà. Quy định này của BLDS năm 2005 là phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc ta theo quan điểm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Giống như hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai những người thuộc hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản mà người chết để lại trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản. Điều đó có nghĩa là những người thuộc hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng di sản do người chết để lại do không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai. Nếu được hưởng thừa kế thì những người ở hàng thừa kế thứ ba cũng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế ngang bằng nhau mà không hề có sự phân biệt thứ tự lớn, nhỏ, cao, thấp.

Một điểm mới ở hàng thừa kế thứ ba của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 là BLDS năm 2005 đã đưa thêm “chắt ruột của người chết mà người chết là các cụ nội, ngoại” vào hàng thừa kế này. Ở BLDS năm 1995 hàng thừa kế thứ ba chỉ bao gồm: "Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột" [5].

BLDS năm 1995 không đưa chắt vào hàng thừa kế thứ ba là chưa phù hợp và chưa đảm bảo được quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản. Vả lại không có lý do gì khi xếp cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng thừa kế thứ ba của các chắt mà lại không quy định các chắt là hàng thừa kế thứ ba của cụ nội, cụ ngoại.

Bộ luật Dân sự năm 2005 đã khắc phục được nhược điểm này của BLDS năm 1995 và đã đảm bảo được quyền lợi của chắt. Điều này là phù hợp với ý chí của người để lại di sản bởi chắt còn là con cháu trực hệ của các cụ, phù hợp với truyền thống và đạo lý của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.002 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)