Từ khi BLTTHS năm 1988 được ban hành và sau đó liên ngành VKS Tối cao - Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) -Bộ quốc phòng - Tổng cục hải quan có thông tư số 03/TT-LN ngày 15/5/1992 hướng dẫn thi hành quy định của BLTHS về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, VKS các cấp đã chú ý thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc giải quyết các tố giác và tin báo tội phạm
của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể: Đa số VKS cấp huyện đã có sáng kiến phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương đề xuất với cấp ủy có ý kiến chỉ đạo các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn thông báo tình hình vi phạm và tội phạm xảy ra trong lĩnh vực do mình quản lý cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoặc định kỳ hàng tháng các VKS tham gia hội nghị giao ban các cụm do Công an chủ trì để nắm tình hình vi phạm tội phạm xảy ra trong các cụm xã, phường, ngoài ra các VKS còn phân công cán bộ theo dõi từng cụm phường, xã để thực hiện công tác quản lý thông tin về tội phạm theo định kỳ hay đột xuất. VKS các cấp còn xây dựng được cơ chế làm việc thường xuyên với Ban chỉ huy Công an ở cấp quận, huyện, thị xã và CQĐT cấp tỉnh để phân loại xử lý các tố giác, tin báo về tội phạm, nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm thì kiên quyết xử lý bằng biện pháp hình sự, trường hợp chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì yêu cầu xử phạt bằng các biện pháp hành chính hoặc nếu là tranh chấp dân sự, kinh tế thì hướng dẫn đương sự thỏa thuận giải quyết hoặc khiếu kiện đến Tòa án giải quyết.
Ví dụ: Riêng ở tỉnh Nghệ an trong năm 1999, VKS hai cấp đã quản lý 1895 tin báo, tố giác về tội phạm. Đã cùng cơ quan công an phân loại xử lý khởi tố 1353 vụ án hình sự, xử lý 354 vụ việc bằng biện pháp xử phạt hành chính, hướng dẫn đương sự giải quyết theo pháp luật dân sự 167 tin.
Trong những năm qua, thông qua việc kiểm sát phân loại xử lý các tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT đã phát hiện việc bỏ lọt nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố, hoặc trực tiếp VKS khởi tố. Cụ thể biểu hiện ở bảng sau: (Bảng số 1)
Năm VKS yêu cầu CQĐT khởi tố VKS trực tiếp khởi tố
6 tháng đầu năm 1999 134 vụ 172 vụ
2000 148 vụ 124 vụ
2001 113 vụ
2002 223 vụ 87 vụ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSNDTC các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003).
Từ những kết quả đạt được nói trên, VKS các cấp đã quản lý được tình hình tội phạm và không để xảy ra tình trạng có tội phạm xảy ra đã được phát hiện mà không nắm được, đồng thời qua kết quả theo dõi tình hình tội phạm VKS các cấp có ý kiến đề xuất tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm ở các tĩnh chủ động trong dự báo tình hình tội phạm để từ đó vạch kế hoạch cho công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả.
b) Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự hình sự
Trên cơ sở nắm và quản lý kịp thời việc phân loại xử lý vi phạm tội phạm của cơ quan Công an, VKS đã có biện pháp hạn chế tình hình khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Công tác kiểm sát việc khởi tố của VKS các cấp được chú trọng hơn nhằm bảo đảm quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT là có căn cứ và hợp pháp. Với việc ngày càng nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc khởi tố nên đã dần hạn chế được các vi phạm pháp luật của CQĐT trong việc khởi tố.
Trong những năm qua với việc thực hiện tốt chức năng kiểm sát khởi tố, VKS các cấp đã hủy nhiều quyết định khởi tố không có căn cứ pháp luật của CQĐT hoặc yêu cầu CQĐT rút quyết định khởi tố để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bên cạnh đó cũng cương quyết hủy bỏ các quyết định không khởi tố và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra nhiều vụ án để xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội và người phạm tội, không để lọt tội phạm. Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau: (Bảng số 2)
Năm VKS hủy quyết định khởi tố của CQĐT VKS hủy quyết định không khởi tố của CQĐT VKS yêu cầu rút quyết định khởi tố 6 tháng đầu năm 199 9 vụ 70 vụ 7 vụ 2002 14 vụ 45 vụ 2003 46 vụ 29 vụ
(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm sát năm của VKSNDTC các năm 1999, 2002, 2003).