Tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 112 - 113)

chúng tôi là thiếu tính khách quan vì nếu căn cứ vào lời khai của bị hại thì tài sản thường được định giá cao lên so với giá thực tế trên thị trường với mục đích được đền bù thoả đáng, do vậy để lấy một mức giá chính xác làm căn cứ khởi tố là rất khó, nhất là những tài sản có giá trị chênh lệch không đáng kể so với mức giá trị được quy đổi thành tiền ở cấu thành cơ bản trong các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại BLHS 1999. Trong trường hợp CQĐT thu hồi được các tài sản bị xâm hại, việc định giá tài sản trong trường hợp này phải trưng cầu cơ quan chuyên môn tham gia định giá tài sản (cơ quan tài chính), nhưng việc định giá trong nhiều trường hợp không chính xác vì giá thị trường thường có sự biến động lên xuống khác nhau, trong khi đó hành vi phạm tội thường được thực hiện trước khi bị phát hiện một khoảng thời gian dài và nếu khoảng thời gian này càng dài thì càng khó khăn cho việc xác định phần chất lượng còn lại và lại phải định giá theo giá thị trường tại thời điểm tài sản bị mất, hơn nữa việc định giá theo kiểu này còn phát sinh những tiêu cực như thông đồng định giá tài sản phạm pháp thấp hơn số tiền được quy định ở cấu thành tội phạm để chạy tội cho người phạm tội hoặc cố tình nâng giá tài sản lên cao để đưa người bị bắt vào vòng tố tụng nhằm biện bạch cho những việc làm đã rồi, như đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam.

b) Tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự hình sự

Theo mô hình tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự, VKS phải thực hiện chức năng kiểm sát ngay từ khơi khởi tố vụ án. Nhưng do không thực hiện kiểm sát từ đầu nên công tác kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự trở nên thụ động, phụ thuộc vào kết quả điều tra của CQĐT nên VKS không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra cũng như không chỉ đạo được quá trình điều tra làm cho hoạt động điều tra sơ sài, qua loa cho xong việc nên vụ án thiếu chứng cứ, vi phạm pháp luật tố tụng… cho đến khi vụ án kết thúc điều tra chuyển VKS truy tố

mới phát hiện được vi phạm phải trả lại yêu cầu điều tra bổ sung. Hạn chế đó đã làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài. Do không kiểm sát khởi tố - điều tra từ đầu nên nhiều đơn vị nghiệp vụ kiểm sát điều tra vô tình đã trở thành khâu trung gian giữa khởi tố - điều tra với xét xử mà không khẳng định được đúng vai trò của mình, khi xây dựng cáo trạng để quyết định truy tố bị can ra xét xử công khai tại phiên Tòa đã sao chép bản kết luận điều tra một cách thụ động. Ngoài ra, trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự với CQĐT, các Kiểm sát viên vẫn còn biểu hiện của tư tưởng ngại va chạm, xuôi chiều, để mặc cho CQĐT thực hiện các hoạt động điều tra, nên không sâu sát, kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật, hoặc ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hay của liên ngành mà các Kiểm sát viên chưa chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Hơn nữa, công tác kiến nghị đối với các vi phạm pháp luật của CQĐT chưa đã các VKS làm thường xuyên và đều đặn ở cả ba cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)